Indoor Pollution

99,000

INDOOR POLLUTION
Indoor Pollution

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.
Danh mục: Từ khóa: ,

Nội dung bài viết

Indoor Pollution

 

Since the early eighties we have been only too aware of the devastating effects of large-scale environmental pollution. Such pollution is generally the result of poor government planning in many developing nations or the short-sighted, selfish policies of the already industrialised countries which encourage a minority of the world’s population to squander the majority of its natural resources.

While events such as the deforestation of the Amazon jungle or the nuclear disaster in Chernobyl continue to receive high media exposure, as do acts of environmental sabotage, it must be remembered that not all pollution is on this grand scale. A large proportion of the world’s pollution has its source much closer to home. The recent spillage of crude oil from an oil tanker accidentally discharging its cargo straight into Sydney Harbour not only caused serious damage to the harbour foreshores but also created severely toxic fumes which hung over the suburbs for days and left the angry residents wondering how such a disaster could have been allowed to happen.

Avoiding pollution can be a full­time job. Try not to inhale traffic fumes; keep away from chemical plants and building-sites; wear a mask when cycling. It is enough to make you want to stay at home. But that, according to a growing body of scientific evidence, would also be a bad idea. Research shows that levels of pollutants such as hazardous gases, particulate matter and other chemical ‘nasties’ are usually higher indoors than out, even in the most polluted cities. Since the average American spends 18 hours indoors for every hour outside, it looks as though many environmentalists may be attacking the wrong target.

The latest study, conducted by two environmental engineers, Richard Corsi and Cynthia Howard-Reed, of the University of Texas in Austin, and published in Environmental Science and Technology, suggests that it is the process of keeping clean that may be making indoor pollution worse. The researchers found that baths, showers, dishwashers and washing machines can all be significant sources of indoor pollution, because they extract trace amounts of chemicals from the water that they use and transfer them to the air.

Nearly all public water supplies contain very low concentrations of toxic chemicals, most of them left over from the otherwise beneficial process of chlorination. Dr. Corsi wondered whether they stay there when water is used, or whether they end up in the air that people breathe. The team conducted a series of experiments in which known quantities of five such chemicals were mixed with water and passed through a dishwasher, a washing machine, a shower head inside a shower stall or a tap in a bath, all inside a specially designed chamber. The levels of chemicals in the effluent water and in the air extracted from the chamber were then measured to see how much of each chemical had been transferred from the water into the air.

The degree to which the most volatile elements could be removed from the water, a process known as chemical stripping, depended on a wide range of factors, including the volatility of the chemical, the temperature of the water and the surface area available for transfer. Dishwashers were found to be particularly effective: the high-temperature spray, splashing against the crockery and cutlery, results in a nasty plume of toxic chemicals that escapes when the door is opened at the end of the cycle.

In fact, in many cases, the degree of exposure to toxic chemicals in tap water by inhalation is comparable to the exposure that would result from drinking the stuff. This is significant because many people are so concerned about water-borne pollutants that they drink only bottled water, worldwide sales of which are forecast to reach $72 billion by next year. D. Corsi’s results suggest that they are being exposed to such pollutants anyway simply by breathing at home.

The aim of such research is not, however, to encourage the use of gas masks when unloading the washing. Instead, it is to bring a sense of perspective to the debate about pollution. According to Dr Corsi, disproportionate effort is wasted campaigning against certain forms of outdoor pollution, when there is as much or more cause for concern indoors, right under people’s noses.

Using gas cookers or burning candles, for example, both result in indoor levels of carbon monoxide and particulate matter that are just as high as those to be found outside, amid heavy traffic. Overcrowded classrooms whose ventilation systems were designed for smaller numbers of children frequently contain levels of carbon dioxide that would be regarded as unacceptable on board a submarine. ‘New car smell’ is the result of high levels of toxic chemicals, not cleanliness. Laser printers, computers, carpets and paints all contribute to the noxious indoor mix.

The implications of indoor pollution for health are unclear. But before worrying about the problems caused by large-scale industry, it makes sense to consider the small-scale pollution at home and welcome international debate about this. Scientists investigating indoor pollution will gather next month in Edinburgh at the Indoor Air conference to discuss the problem. Perhaps unwisely, the meeting is being held indoors.

Questions 1-6: Choose the appropriate letters A-D and write them in boxes 1-6 on your answer sheet.

1.     In the first paragraph, the writer argues that pollution

A.    has increased since the eighties.

B.    is at its worst in industrialised countries.

C.    results from poor relations between nations.

D.    is caused by human self-interest.

2.     The Sydney Harbour oil spill was the result of a

A.    ship refuelling in the harbour.

B.    tanker pumping oil into the sea.

C.    collision between two oil tankers.

D.    deliberate act of sabotage.

3.     In the 3rd paragraph the writer suggests that

A.    people should avoid working in cities.

B.    Americans spend too little time outdoors.

C.    hazardous gases are concentrated in industrial suburbs.

D.    there are several ways to avoid city pollution.

4.     The Corsi research team hypothesised that

A.    toxic chemicals can pass from air to water.

B.    pollution is caused by dishwashers and baths.

C.    city water contains insufficient chlorine.

D.    household appliances are poorly designed

5.     As a result of their experiments, Dr Corsi’s team found that

A.    dishwashers are very efficient machines.

B.    tap water is as polluted as bottled water.

C.    indoor pollution rivals outdoor pollution.

D.    gas masks are a useful protective device.

 

6.     Regarding the dangers of pollution, the writer believes that

A.    there is a need for rational discussion.

B.    indoor pollution is a recent phenomenon.

C.    people should worry most about their work environment.

D.    industrial pollution causes specific diseases.

 

 

Questions 7-13: Reading Passage 1 describes a number of cause and effect relationships. Match each Cause (Questions 7-13) in List A with its Effect (A-J) in List B. Write the appropriate letters (A-J) in boxes 7-13 on your answer sheet.

List A: CAUSES

7. Industrialised nations use a lot of energy.

8. Oil spills into the sea.

9. The researchers publish their findings.

10. Water is brought to a high temperature.

11. People fear pollutants in tap water.

12. Air conditioning systems are inadequate.

13. Toxic chemicals are abundant in new cars.

List B: EFFECTS

A.      The focus of pollution moves to the home

B.      The levels of carbon monoxide rise

C.      The world’s natural resources are unequally shared

D.      People demand an explanation

E.       Environmentalists look elsewhere for an explanation

F.       Chemicals are effectively stripped from the water

G.      A clean odour is produced

H.      Sales of bottled water increase

I.        The levels of carbon dioxide rise.

J.        The chlorine content of drinking water increased

1. D 2. B 3. D 4. B 5. C
6. A 7. C 8. D 9. A 10. F
11. H 12. I 13. G

Ô nhiễm trong nhà

Từ đầu những năm tám mươi, chúng ta mới bắt đầu nhận thức rõ về tác động tàn phá của ô nhiễm môi trường quy mô lớn. Tình trạng ô nhiễm như vậy nói chung là kết quả của sự yếu kém trong việc lập kế hoạch của chính phủ ở nhiều quốc gia đang phát triển hoặc các chính sách thiển cận, ích kỷ của các nước đã công nghiệp hóa vốn khuyến khích một bộ phận nhỏ dân số thế giới phung phí phần lớn tài nguyên thiên nhiên của mình.

Trong khi các sự kiện như tàn phá rừng Amazon hay thảm họa hạt nhân ở Chernobyl tiếp tục nhận được nhiều sự lên án trên phương tiện truyền thông, cũng như các hành động phá hoại môi trường, ta cần phải nhớ rằng không phải tất cả ô nhiễm đều ở quy mô lớn. Một tỷ lệ lớn các sự ô nhiễm trên thế giới có nguồn gốc gần nơi sinh sống hơn. Sự cố tràn dầu gần đây từ một tàu chở dầu đã vô tình xả thẳng xuống Cảng Sydney không chỉ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các khu vực cảng mà còn tạo ra khói độc nghiêm trọng bao trùm các vùng ngoại ô trong nhiều ngày và khiến người dân phẫn nộ tự hỏi làm thế nào mà thảm họa như vậy lại có thể được phép xảy ra.

Ngăn ngừa ô nhiễm có thể là một việc cần làm toàn thời gian. Cố gắng không hít phải khói xe cộ; tránh xa các nhà máy hóa chất và các công trình xây dựng; đeo khẩu trang khi đạp xe. Điều đó đủ để khiến bạn chỉ muốn ở nhà. Nhưng điều đó, với ngày càng nhiều các bằng chứng khoa học, cũng sẽ là một ý tưởng tồi. Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ ô nhiễm như khí độc hại, vật chất dạng hạt và các chất hóa học khác trong nhà thường cao hơn bên ngoài, ngay cả ở những thành phố ô nhiễm nhất. Vì người Mỹ trung bình dành 18 giờ trong nhà cho mỗi giờ ra ngoài, nên có vẻ như nhiều nhà bảo vệ môi trường có thể đang tấn công nhầm mục tiêu.

Nghiên cứu mới nhất do hai kỹ sư môi trường Richard Corsi và Cynthia Howard-Reed thuộc Đại học Texas ở Austin thực hiện và được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường cho thấy rằng chính quá trình giữ vệ sinh có thể khiến tình trạng ô nhiễm trong nhà trở nên tồi tệ hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bồn tắm, vòi hoa sen, máy rửa bát và máy giặt đều có thể là những nguồn ô nhiễm đáng kể trong nhà, vì chúng chiết xuất một lượng nhỏ các hóa chất từ nước mà chúng sử dụng và chuyển vào không khí.

Gần như tất cả các nguồn cung cấp nước công cộng đều chứa nồng độ hóa chất độc hại rất thấp, hầu hết chúng còn sót lại từ quá trình khử trùng bằng clo. Tiến sĩ Corsi tự hỏi liệu chúng có ở lại đó khi nước được sử dụng hay không, hay liệu chúng có ở trong không khí mà con người hít thở hay không. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một loạt các thí nghiệm, trong đó một lượng cố định của năm loại hóa chất được trộn với nước và đi qua máy rửa bát, máy giặt, vòi hoa sen bên trong buồng tắm đứng hoặc vòi trong bồn tắm, tất cả đều nằm trong một buồng được thiết kế đặc biệt. Sau đó, người ta đo mức độ hóa chất trong nước thải và trong không khí từ buồng chứa để xem lượng hóa chất đã chuyển từ nước vào không khí là bao nhiêu.

Mức độ mà các nguyên tố dễ bay hơi nhất có thể bị loại bỏ khỏi nước, quá trình đó được gọi là bay hơi hóa học, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính dễ bay hơi của hóa chất, nhiệt độ của nước và diện tích bề mặt có thể chuyển hóa. Máy rửa bát được phát hiện là đặc biệt nghiêm trọng: phun ở nhiệt độ cao, bắn tung tóe vào đồ sành sứ và dao kéo, dẫn đến một lượng các hóa chất độc hại thoát ra khi mở cửa lúc giặt xong.

Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, mức độ tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong nước máy do hít phải có thể so sánh với mức độ phơi nhiễm do uống phải thứ đó. Điều này rất đáng lo ngại vì nhiều người quá lo lắng về các chất ô nhiễm từ nước đến mức họ chỉ uống nước đóng chai, doanh số bán hàng trên toàn thế giới được dự báo sẽ đạt mức 72 tỷ USD vào năm tới. Kết quả của D. Corsi cho thấy rằng họ đang tiếp xúc với những chất ô nhiễm như vậy chỉ đơn giản là việc hít thở ở nhà.

Tuy nhiên, mục đích của nghiên cứu này không phải là để khuyến khích việc sử dụng mặt nạ phòng độc khi lấy đồ từ máy giặt. Thay vào đó, nó mang lại một ý tưởng hay cho cuộc tranh luận về ô nhiễm. Theo Tiến sĩ Corsi, nỗ lực không cân xứng sẽ bị lãng phí trong chiến dịch chống lại một số hình thức ô nhiễm ngoài trời, trong khi có ít nhiều nguyên nhân đáng lo ngại trong nhà, ngay bên dưới mũi của chúng ta.

Ví dụ, sử dụng bếp ga hoặc đốt nến, cả hai đều dẫn đến mức khí carbon monoxide và vật chất dạng hạt trong nhà cao ngang mức tìm thấy bên ngoài, trong lúc giao thông đông đúc. Các lớp học quá đông trong khi hệ thống thông gió được thiết kế dành cho số lượng trẻ ít hơn thì thường chứa hàm lượng carbon dioxide tương đương ở mức không thể chấp nhận được trong tàu ngầm. ‘Mùi xe mới’ là kết quả của các hóa chất độc hại với hàm lượng cao, không được vệ sinh sạch sẽ. Máy in laser, máy tính, thảm và sơn đều góp phần tạo nên hỗn hợp độc hại trong nhà.

Tác hại của ô nhiễm trong nhà đối với sức khỏe là khó nhận biết. Nhưng trước khi lo lắng về các vấn đề do công nghiệp quy mô lớn gây ra, ta cần xem xét vấn đề ô nhiễm quy mô nhỏ ở nhà và hoan nghênh các cuộc tranh luận quốc tế về điều này. Các nhà khoa học điều tra ô nhiễm trong nhà sẽ tập trung lại vào tháng sau ở Edinburgh tại hội nghị Không khí trong nhà để thảo luận về vấn đề này. Có lẽ vô tình, cuộc họp cũng được tổ chức trong nhà.

Câu hỏi 1-6: Chọn các chữ cái thích hợp A-D và viết chúng vào ô 1-6 trên phiếu trả lời của bạn.

1.Trong đoạn đầu tiên, người viết lập luận rằng ô nhiễm

A.    đã tăng lên kể từ những năm tám mươi.

B.    đang ở mức tồi tệ nhất ở các nước công nghiệp.

C.    kết quả của mối quan hệ kém giữa các quốc gia.

D.    là do tư lợi của con người gây ra.

2.Vụ tràn dầu ở cảng Sydney là kết quả của một

A.    tàu tiếp nhiên liệu trong bến cảng.

B.    tàu bơm dầu ra biển.

C.    va chạm giữa hai tàu chở dầu.

D.    hành động cố ý phá hoại.

3.Trong đoạn thứ 3, người viết gợi ý rằng

A.    mọi người nên tránh làm việc ở các thành phố.

B.    Người Mỹ dành quá ít thời gian ở ngoài trời.

C.    khí độc hại tập trung ở các vùng ngoại ô khu công nghiệp.

D.    có một số cách để tránh ô nhiễm thành phố.

4.Nhóm nghiên cứu Corsi đã đưa ra giả thuyết rằng

A.    hóa chất độc hại có thể truyền từ không khí vào nước.

B.    ô nhiễm có thể do máy rửa bát và bồn tắm.

C.    nước thành phố chứa không đủ clo.

D.    thiết bị gia dụng được thiết kế kém

5.Theo kết quả thí nghiệm của họ, nhóm của Tiến sĩ Corsi đã phát hiện ra rằng

A.    máy rửa bát là loại máy rất hiệu quả.

B.    nước máy bị ô nhiễm như nước đóng chai.

C.    ô nhiễm trong nhà tranh đua với ô nhiễm ngoài trời.

D.    mặt nạ phòng độc là một thiết bị bảo vệ hữu ích.

 

6.Về sự nguy hiểm của ô nhiễm, người viết tin rằng

A.    cần phải có sự thảo luận hợp lý.

B.    ô nhiễm trong nhà là một hiện tượng mới xảy ra gần đây.

C.    mọi người nên lo lắng nhất về môi trường làm việc của họ.

D.    ô nhiễm công nghiệp gây ra các căn bệnh đặc trưng.

 

 

Câu hỏi 7-13:  Bài đọc 1 mô tả một số mối quan hệ nhân quả.   Ghép từng Nguyên nhân (Câu hỏi 7-13) trong Danh sách A với Ảnh hưởng của nó (A-J) trong Danh sách B. Viết các chữ cái thích hợp (A-J) vào ô 7-13 trên phiếu trả lời của bạn.

Danh sách A: NGUYÊN NHÂN

7. Các quốc gia công nghiệp phát triển sử dụng nhiều năng lượng.

8. Dầu tràn ra biển.

9. Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện của họ.

10. Nước được đưa đến nhiệt độ cao.

11. Mọi người lo sợ các chất ô nhiễm trong nước máy.

12. Hệ thống điều hòa không khí không đầy đủ.

13. Hóa chất độc hại có nhiều trong ô tô mới.

Danh sách B: HIỆU ỨNG

A.    Sự ô nhiễm tập trung đến nhà ở

B.    Mức độ tăng carbon monoxide

C.    Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới được chia sẻ một cách bất bình đẳng

D.    Mọi người yêu cầu một lời giải thích

E.    Các nhà môi trường tìm kiếm lời giải thích khác

F.     Hóa chất được loại bỏ hiệu quả khỏi nước

G.    Một mùi thơm sạch được tạo ra

H.    Doanh số bán nước đóng chai tăng

I.      Mức độ carbon dioxide tăng lên.

J.      Hàm lượng clo trong nước uống tăng lên

1. D 2. B 3. D 4. B 5. C
6. A 7. C 8. D 9. A 10. F
11. H 12. I 13. G