What’s in Blood?

What’s in Blood?
What’s in Blood?
  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Xem trước mẫu

A. Blood is the most specialised fluid within living animals, playing an absolutely critical role. It symbolises life (‘new blood’), health (‘get your blood running’), personality (‘good or bad blood’), and family (‘your bloodline’). This red fluid itself is something which most people would rather not see, yet it contains such a complex soup of proteins, sugars, ions, hormones, gases, and basic cellular components that it is certainly worth considering in some detail.

B. By volume, half of blood is the liquid part, called plasma. The rest comprises specialised components, the main one being red blood cells (technically known as erythrocytes). These transport oxygen molecules throughout the body, and also give blood its colour (from the hemoglobin protein within, which turns red when combined with oxygen). Red blood cells, as with all cells in the human body, have a limited operating life. They are produced within the marrow of bones, principally the larger ones, and live for about four months before they fall inactive, to be then reabsorbed by the spleen and liver, with waste products absorbed into the urine.

C. This contrasts with the other main cells of human blood: the white blood cells, technically known as leukocytes. Similarly produced in the bone marrow, they are active only for three or four days, yet they are essential in defending the body against infections. White blood cells come in many different types, each designed to deal with a different sort of invader bacteria, virus, fungus, or parasite. When one of these enters the body, the white blood cells quickly determine its nature, then, after mustering sufficient numbers of a specific type (the period in which you are sick), they launch themselves into the fight, enveloping each individual invasive cell, and breaking it down (leading to recovery).

D. That leaves the last main component of blood: platelets. Their technical name is thrombocytes, and they are much smaller than red and white blood cells. Also circulating freely, they are responsible for clotting the blood, and this is necessary to heal both external and internal injuries. Again, they are produced in the bone marrow, and have the interesting ability to change shape. There are several diseases related to the breakdown in the regulation of their numbers. If too low, excessive bleeding can occur, yet if too high, internal clotting may result, causing potentially catastrophic blockages in parts of the body and medical ailments we know as strokes, heart attacks, and embolisms.

E. Blood’s complexity presents particular difficulties in the advent of emergency transfusions. These are avoided whenever possible in order to lower the risk of reactions due to blood incompatibility. Unexpected antigens can trigger antibodies to attack blood components, with potentially lethal results. Thus, if transfusions are to take place, a thorough knowledge and classification of blood is essential, yet with 30 recognised blood-group systems, containing hundreds of antigens, this presents quite a challenge. The ABO system is the most important. On top of this is the Rhesus factor, which is not as simple as positive or negative (as most people think), but comprises scores of antigens. These can, however, be clustered together into groups which cause similar responses, creating some order.

F. Of course, the simplest system to avoid adverse transfusion reactions is for patients to receive their own blood – for example, in a series of blood donations in anticipation of an operation scheduled some months in advance. The second best system is to undertake cross-matching, which involves simply mixing samples of the patients’ blood with the donors’, then checking microscopically for clumping – a key sign of incompatibility. Both of these systems are obviously impractical in an emergency situation, which is why meticulous testing, documentation, and labeling of blood are necessary.

G. In a true emergency, a blood bank is needed, with

...

Có gì trong máu?

A. Máu là chất lỏng chuyên biệt nhất trong cơ thể các động vật sống, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó tượng trưng cho sự sống (‘thay máu’), sức khỏe (‘vận động máu’), tính cách (‘máu tốt hay xấu’) và dòng dõi (‘huyết thống’). Bản thân chất lỏng màu đỏ này là thứ mà hầu hết mọi người không muốn nhìn thấy, nhưng nó chứa một hỗn hợp phức tạp gồm protein, đường, ion, hormone, khí và các thành phần tế bào cơ bản đáng quan tâm trên một số khía cạnh.

B. Tính theo thể tích, một nửa máu là phần chất lỏng, được gọi là huyết tương. Phần còn lại bao gồm các thành phần chuyên biệt, chủ yếu là các tế bào hồng cầu (từ chuyên ngành là erythrocytes). Chúng vận chuyển các phân tử oxy đi khắp cơ thể, đồng thời làm cho máu có màu sắc (tạo thành từ protein hemoglobin bên trong và chuyển sang màu đỏ khi kết hợp với oxy). Cũng như tất cả các tế bào trong cơ thể con người, thời gian hoạt động của các tế bào hồng cầu có giới hạn nhất định. Chúng được tạo ra trong tủy xương, chủ yếu là những xương lớn, và tồn tại trong khoảng bốn tháng trước khi ngừng hoạt động, sau đó được lá lách và gan tái hấp thụ, còn các chất thải được hấp thụ vào nước tiểu.

C. Điều này trái ngược với loại tế bào chính khác của máu người: tế bào bạch cầu, từ chuyên ngành gọi là leukocytes. Cùng được tạo ra trong tủy xương, chúng chỉ hoạt động trong ba hoặc bốn ngày, nhưng vẫn rất cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu có nhiều loại khác nhau, mỗi loại được tạo ra để đối phó với một loại vi khuẩn xâm nhập, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng khác nhau. Khi một trong số chúng xâm nhập vào cơ thể, các tế bào bạch cầu nhanh chóng xác định bản chất của chúng, sau đó, khi đã tập hợp đủ số lượng của một loại cụ thể (giai đoạn bạn bị bệnh), chúng tự phát động một cuộc chiến, bao bọc từng tế bào xâm lấn riêng lẻ và phá vỡ nó (dẫn đến quá trình phục hồi).

D. Thành phần chính còn lại cuối cùng của máu: tiểu cầu. Có tên chuyên ngành là thrombocytes, chúng nhỏ hơn nhiều so với tế bào hồng cầu và bạch cầu. Cũng được lưu thông tự do, chúng chịu trách nhiệm làm đông máu, đây là điều cần thiết giúp chữa lành các tổn thương bên ngoài và bên trong. Chúng cũng được tạo ra từ trong tủy xương và có khả năng thay đổi hình dạng rất thú vị. Có một số căn bệnh có liên quan đến việc sự cân bằng về số lượng của chúng bị phá vỡ. Nếu số lượng quá thấp, hiện tượng chảy máu quá nhiều có thể xảy ra, nhưng nếu quá cao, có thể gây hiện tượng đông máu bên trong, gây ra nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng trong các bộ phận của cơ thể và các bệnh lý đã biết như đột quỵ, đau tim và nghẽn mạch.

E. Sự phức tạp của máu gây ra những khó khăn đặc biệt trong quá trình truyền máu khẩn cấp. Những điều này cần tránh bất cứ khi nào có thể để giảm nguy cơ phản ứng do không tương thích máu. Các kháng nguyên không mong muốn có thể kích hoạt các kháng thể để tấn công các thành phần của máu, dẫn tới nguy cơ tử vong. Vì vậy, nếu muốn tiến hành truyền máu thì cần phải có hiểu biết kỹ lưỡng và phân loại máu, tuy nhiên với 30 hệ nhóm máu đã được biết đến, chứa hàng trăm kháng nguyên, thì đây là một thách thức khá lớn. Hệ thống ABO là quan trọng nhất. Nhưng trên hết là yếu tố Rhesus, nó không đơn giản là dương hay âm (như hầu hết mọi người nghĩ), mà bao gồm nhiều kháng nguyên. Tuy nhiên, chúng có thể được nhóm lại với nhau thành các cụm gây ra các phản ứng tương tự, tạo ra một số quy tắc.

F. Tất nhiên, hệ thống đơn giản nhất để tránh các phản ứng bất lợi khi truyền máu là cho bệnh nhân nhận máu của chính họ – ví dụ như một loạt các lần hiến máu trước một ca phẫu thuật được lên lịch trước vài tháng. Hệ thống tốt nhất thứ hai là thực hiện đối soát chéo, bao gồm việc trộn mẫu máu của bệnh nhân với người hiến tặng, sau đó kiểm tra bằng kính hiển vi để tìm sự kết tụ – một dấu hiệu chính của sự không tương thích. Cả hai hệ thống này hiển nhiên là không thực tế trong tình huống khẩn cấp, đó là lý do tại sao việc kiểm tra tỉ mỉ, cung cấp tài liệu và ghi nhãn máu là cần thiết.

G. Trong trường hợp khẩn cấp thực

...

Để xem được đầy đủ nội dung và tải dữ liệu, bạn phải trở thành thành viên của chúng tôi và trả phí cho tài liệu (nếu có)