Coastal Archaeology of Britain

99,000

Coastal Archaeology of Britain
Coastal Archaeology of Britain

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

Coastal Archaeology of Britain

A     The recognition of the wealth and diversity of England’s coastal archaeology has been one of the most important developments of recent years. Some elements of this enormous resource have long been known. The so-called ‘submerged forests’ off the coasts of England, sometimes with clear evidence of the human activity, had attracted the interest of antiquarians since at least the eighteenth century, but serious and systematic attention has been given to the archaeological potential of the coast only since the early 1980s.

B     It is possible to trace a variety of causes for this concentration of effort and interest. In the 1980s and 1990s scientific research into climate change and its environmental impact spilled over into a much broader public debate as awareness of these issues grew; the prospect of rising sea levels over the next century, and their impact on current coastal environments, has been a particular focus for concern. At the same time archaeologists were beginning to recognize that the destruction caused by natural processes of coastal erosion and by human activity was having an increasing impact on the archaeological resource of the coast.

C     The dominant process affecting the physical form of England in the post- glacial period has been rising in the altitude of sea level relative to the land, as theglaciers melted and the landmass readjusted. The encroachment of the sea, the loss of huge areas of land now under the North Sea and the English Channel, and especially the loss of the land bridge between England and France, which finally made Britain an island, must have been immensely significant factors in the lives of our prehistoric ancestors. Yet the way in which prehistoric communities adjusted to these environmental changes has seldom been a major theme in discussions of the period. One factor contributing to this has been that, although the rise in relative sea level is comparatively well documented, we know little about the constant reconfiguration of the coastline. This was affected by many processes, mostly quite, which have not yet been adequately researched. The detailed reconstruction of coastline histories and the changing environments available for human use will be an important theme for future research.

D     So great has been the rise in sea level and the consequent regression of the coast that much of the archaeological evidence now exposed in the coastal zone. Whether being eroded or exposed as a buried land surface, is derived from what was originally terres-trial occupation. Its current location in the coastal zone is the product of later unrelated processes, and it can tell us little about past adaptations to the sea. Estimates of its significance will need to be made in the context of other related evidence from dry land sites. Nevertheless, its physical environment means that preservation is often excellent, for example in the case of the Neolithic structure excavated at the Stumble in Essex.

E     In some cases these buried land surfaces do contain evidence for human exploitation of what was a coastal environment, and elsewhere along the modem coast there is similar evidence. Where the evidence does relate to past human exploitation of the resources and the opportunities offered by the sea and the coast, it is both diverse and as yet little understood. We are not yet in a position to make even preliminary estimates of answers to such fundamental questions as the extent to which the sea and the coast affected human life in the past, what percentage of the population at any time lived within reach of the sea, or whether human settlements in coastal environments showed a distinct character from those inland.

F     The most striking evidence for use of the sea is in the form of boats, yet we still have much to learn about their production and use. Most of the known wrecks around our coast are not unexpectedly of post-medieval date, and offer an unparalleled opportunity for research which has yet been little used. The prehistoric sewn-plank boats such as those from the Humber estuary and Dover all seem to belong to the second millennium BC; after this there is a gap in the record of a millennium, which cannot yet be explained before boats reappear, but it built using a very different technology. Boatbuilding must have been an extremely important activity around much of our coast, yet we know almost nothing about it. Boats were some of the most complex artefacts produced by pre-modem societies, and further research on their production and use make an important contribution to our understanding of past attitudes to technology and technological change.

G     Boats need landing places, yet here again our knowledge is very patchy. In many cases the natural shores and beaches would have sufficed, leaving little or no archaeological trace, but especially in later periods, many ports and harbors, as well as smaller facilities such as quays, wharves, and jetties, were built. Despite a growth of interest in the waterfront archaeology of some of our more important Roman and medieval towns, very little attention has been paid to the multitude of smaller landing places. Redevelopment of harbor sites and other development and natural pressures along the coast are subject these important locations to unprecedented threats, yet few surveys of such sites have been undertaken.

H     One of the most important revelations of recent research has been the extent of industrial activity along the coast. Fishing and salt production are among the better documented activities, but even here our knowledge is patchy. Many forms of fishing will leave little archaeological trace, and one of the surprises of recent survey has been the extent of past investment in facilities for procuring fish and shellfish. Elaborate wooden fish weirs, often of considerable extent and responsive to aerial photography in shallow water, have been identified in areas such as Essex and the Severn estuary. The production of salt, especially in the late Iron Age and early Roman periods, has been recognized for some time, especially in the Thames estuary and around the Solent and Poole Harbor, but the reasons for the decline of that industry and the nature of later coastal salt working are much less well understood. Other industries were also located along the coast, either because the raw materials outcropped there or for ease of working and transport: mineral resources such as sand, gravel, stone, coal, ironstone, and alum were all exploited. These industries are poorly documented, but their remains are sometimes extensive and striking.

I     Some appreciation of the variety and importance of the archaeological remains preserved in the coastal zone, albeit only in preliminary form, can thus be gained from recent work, but the complexity of the problem of managing that resource is also being realized. The problem arises not only from the scale and variety of the archaeological remains, but also from two other sources: the very varied natural and human threats to the resource, and the complex web of organizations with authority over, or interests in, the coastal zone. Human threats include the redevelopment of historic towns and old dockland areas, and the increased importance of the coast for the leisure and tourism industries, resulting in pressure for the increased provision of facilities such as marinas. The larger size of ferries has also caused an increase in the damage caused by their wash to fragile deposits in the intertidal zone. The most significant natural threat is the predicted rise in sea level over the next century especially in the south and east of England. Its impact on archaeology is not easy to predict, and though it is likely to be highly localized, it will be at a scale much larger than that of most archaeological sites. Thus protecting one site may simply result in transposing the threat to a point further along the coast. The management of the archaeological remains will have to be considered in a much longer time scale and a much wider geographical scale than is common in the case of dry land sites, and this will pose a serious challenge for archaeologists.

 

Questions 14-16: Choose the correct letter A, B, C or D. 

14. What has caused public interest in coastal archaeology in recent years?

  1. The rapid development of England’s coastal archaeology
  2. The rising awareness of climate change
  3. The discovery of an underwater forest
  4. The systematic research conducted on coastal archaeological findings
15. What does the passage say about the evidence of boats?

  1. There’s enough knowledge of the boatbuilding technology of the prehistoric people.
  2. Many of the boats discovered were found in harbours.
  3. The use of boats had not been recorded for a thousand years.
  4. Boats were first used for fishing.
16. What can be discovered from the air?

  1. Salt mines
  2. Roman towns
  3. Harbours
  4. Fisheries

Questions 17-23: TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN

17. England lost much of its land after the ice age due to the rising sea level.

18. The coastline of England has changed periodically.

19. Coastal archaeological evidence may be well protected by sea water.

20. The design of boats used by pre-modern people was very simple.

21. Similar boats were also discovered in many other European countries.

22. There are few documents relating to mineral exploitation.

23. Large passenger boats are causing increasing damage to the seashore.

Questions 24-26: Which THREE of the following statements are mentioned in the passage?

  1. How coastal archaeology was originally discovered
  2. It is difficult to understand how many people lived close to the sea.
  3. How much the prehistoric communities understand the climate change
  4. Our knowledge of boat evidence is limited.
  5. Some fishing ground was converted to ports.
  6. Human development threatens the archaeological remains.
  7. Coastal archaeology will become more important in future

 

 

Khảo cổ học ven biển đảo Anh

A     Việc công nhận sự giàu có và đa dạng của khảo cổ học ven biển đảo Anh là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong những năm gần đây. Một số yếu tố của nguồn tài nguyên khổng lồ này đã được biết đến từ lâu. Cái gọi là ‘rừng ngập nước’ ngoài khơi bờ biển nước Anh, đôi khi có bằng chứng rõ ràng về hoạt động của con người, đã thu hút sự quan tâm của những người sưu tâm đồ cổ ít nhất là từ thế kỷ thứ mười tám, nhưng sự chú ý nghiêm túc và có hệ thống dành cho tiềm năng khảo cổ học miền ven biển chỉ mới từ đầu những năm 1980.

B     Có thể tìm ra nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tập trung nỗ lực và quan tâm này. Trong những năm 1980 và 1990, nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu và tác động môi trường của nó đã gây ra một cuộc tranh luận công khai rộng rãi hơn nhiều khi nhận thức về những vấn đề này ngày càng tăng; viễn cảnh mực nước biển dâng cao trong thế kỷ tới, và tác động của chúng đối với môi trường ven biển hiện nay, là một trọng điểm đặc biệt cần quan tâm. Đồng thời, các nhà khảo cổ học cũng bắt đầu nhận ra rằng sự tàn phá do quá trình xói mòn tự nhiên của bờ biển và hoạt động của con người gây ra đang có tác động ngày càng lớn đến nguồn tài nguyên khảo cổ học của bờ biển.

C     Quá trình chi phối ảnh hưởng đến hình dạng tự nhiên của nước Anh trong thời kỳ hậu băng hà đã làm tăng độ cao của mực nước biển so với đất liền, khi các sông băng tan chảy và diện tích đất liền rộng lớn bị điều chỉnh lại. Sự xâm lấn của biển, sự mất mát những vùng đất khổng lồ hiện nay nằm dưới Biển Bắc và eo biển Anh, và đặc biệt là việc mất chiếc cầu đất nối giữa Anh và Pháp và cuối cùng đã biến đảo Anh thành một hòn đảo, hẳn là những yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của tổ tiên tiền sử của chúng ta. Tuy nhiên, cách mà các cộng đồng thời tiền sử điều chỉnh theo những thay đổi môi trường này hiếm khi là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận ở thời kỳ này. Một yếu tố góp phần vào việc này là, mặc dù sự gia tăng mực nước biển tương đối được ghi nhận khá tốt, chúng ta vẫn biết rất ít về việc tái định dạng liên tục của đường bờ biển. Điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều quá trình, hầu hết thầm lặng, vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Việc tái tạo chi tiết lịch sử đường bờ biển và các môi trường thay đổi sẵn có cho con người sử dụng sẽ là một chủ đề quan trọng cho các nghiên cứu trong tương lai.

D     Sự gia tăng mực nước biển quá lớn và hậu quả là sự thoái lui của bờ biển mà phần lớn các bằng chứng khảo cổ học hiện đã xuất hiện ở vùng ven biển. Cho dù bị xói mòn hoặc lộ ra như một bề mặt đất bị chôn vùi, đều bắt nguồn từ những gì ban đầu là sự chiếm mặt đất. Vị trí hiện tại của nó ở vùng ven biển là sản phẩm của các quá trình không liên quan sau này, và nó có thể cho chúng ta biết đôi chút về sự thích nghi với biển trong quá khứ. Các ước tính về tầm quan trọng của nó sẽ cần được thực hiện trong phạm vi các bằng chứng liên quan khác từ các nơi đất khô. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên của nó chính là môi trường cung cấp việc bảo quản tốt, ví dụ như trong trường hợp công trình thời kỳ đồ đá mới được khai quật tại Stumble ở Essex.

E     Trong một số trường hợp, bề mặt đất bị chôn vùi này có bằng chứng về việc con người khai thác môi trường ven biển, và những nơi khác dọc theo bờ biển ngày nay cũng có bằng chứng tương tự. Trong trường hợp bằng chứng liên quan đến việc khai thác tài nguyên và các cơ hội từ biển và bờ biển mang lại của con người trong quá khứ, thì nó vừa đa dạng vừa vẫn ít được hiểu biết cho đến nay. Chúng tôi vẫn chưa có khả năng đưa ra những ước tính sơ bộ về câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản như mức độ ảnh hưởng của biển và bờ biển đối với cuộc sống con người trong quá khứ, bao nhiêu phần trăm dân số ở bất kỳ thời điểm nào sống trong miền ảnh hưởng của biển, hoặc liệu sự định cư của con người trong môi trường ven biển có thể hiện đặc điểm khác biệt so với các khu vực trong đất liền.

F     Bằng chứng nổi bật nhất về việc sử dụng biển là dưới dạng dung thuyền tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về chúng được sản xuất và sử dụng như thế nào. Hầu hết các xác tàu quanh bờ biển được biết đến không nằm ngoài dự đoán có niên đại hậu trung cổ, và mang đến cơ hội tuyệt vời cho nghiên cứu vốn chưa được sử dụng nhiều. Những chiếc thuyền kết bằng ván thời tiền sử như những chiếc thuyền từ cửa sông Humber và Dover dường như đều thuộc về thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên; Sau đó, có một sự gián đoạn trong ghi chép trong một thiên niên kỷ, điều này vẫn chưa thể giải thích được trước khi thuyền xuất hiện trở lại, nhưng nó được đóng bằng một công nghệ rất khác. Đóng thuyền hẳn là một hoạt động cực kỳ quan trọng ở phần lớn vùng duyên hải của chúng ta, nhưng chúng ta hầu như không biết gì về nó. Thuyền là một trong những đồ tạo tác phức tạp nhất được tạo ra bởi các xã hội cận đại và nghiên cứu sâu hơn về việc sản xuất và sử dụng chúng đóng góp quan trọng vào sự hiểu biết của chúng ta về quan điểm đối với công nghệ và sự thay đổi công nghệ trong quá khứ.

G     Thuyền cần có nơi để ghé vào bờ, nhưng ở đây một lần nữa kiến ​​thức của chúng ta rất chắp vá. Trong nhiều trường hợp, các bờ biển và bãi biển tự nhiên đã bị bồi lấp, để lại ít hoặc không có dấu vết khảo cổ học, nhưng đặc biệt là trong các thời kỳ sau đó, nhiều cảng và bến cảng, cũng như các hạ tầng nhỏ hơn như bến tàu, cầu tàu, đập chắn sóng đã được xây dựng. Bất chấp sự quan tâm ngày càng tăng đến khảo cổ học đường thủy ở một số thị trấn thời Trung cổ và La Mã quan trọng của chúng ta, rất ít sự chú ý đến vô số các địa điểm neo đậu nhỏ hơn. Việc tái phát triển các khu bến cảng và các áp lực tự nhiên cũng như các phát triển khác dọc theo bờ biển khiến những vị trí quan trọng này phải đối mặt với những mối đe dọa chưa từng có, tuy nhiên rất ít cuộc khảo sát về những khu vực này được thực hiện.

H     Một trong những tiết lộ quan trọng nhất của nghiên cứu gần đây là mức độ hoạt động công nghiệp dọc theo bờ biển. Đánh cá và sản xuất muối là một trong những hoạt động được ghi chép lại tốt nhất, nhưng ngay cả ở đây kiến ​​thức của chúng ta cũng vẫn còn chắp vá. Nhiều hình thức đánh bắt ít để lại dấu vết khảo cổ, và một trong những điều ngạc nhiên của cuộc khảo sát gần đây là mức độ đầu tư vào các cơ sở thu mua cá và động vật có vỏ trong quá khứ. Các đăng cá bằng gỗ tinh vi, thường có độ lớn đáng kể và thuận lợi cho chụp ảnh trên không ở vùng nước nông, đã được xác định ở các khu vực như Essex và cửa sông Severn. Sản xuất muối, đặc biệt là vào cuối thời kỳ đồ sắt và đầu thời kỳ La Mã, đã được công nhận trong một thời gian, đặc biệt là ở cửa sông Thames và quanh bến cảng Solent và Poole, nhưng có rất ít hiểu biết về nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của ngành công nghiệp này và bản chất của công việc làm muối ven biển. Các ngành công nghiệp khác cũng nằm dọc theo bờ biển, do nguồn nguyên liệu thô xuất hiện ở đó hoặc để tiện cho việc vận chuyển và làm việc: tài nguyên khoáng sản như cát, sỏi, đá, than đá, quặng sắt và phèn đều được khai thác. Những ngành công nghiệp này được ghi chép ít, nhưng những di tích của chúng đôi khi rất bao quát và nổi bật.

    Một số đánh giá cao về sự đa dạng và tầm quan trọng của các di tích khảo cổ được bảo tồn ở vùng ven biển, mặc dù chỉ ở dạng sơ bộ, do đó có thể thu được từ các nghiên cứu gần đây, nhưng người ta cũng nhận thấy sự phức tạp của vấn đề quản lý nguồn tài nguyên này. Vấn đề nảy sinh không chỉ từ quy mô và sự đa dạng của các di tích khảo cổ, mà còn từ hai nguồn khác: các mối đe dọa rất đa dạng của tự nhiên và con người đối với tài nguyên, và mạng lưới phức tạp của các tổ chức có thẩm quyền hoặc lợi ích trong khu vực ven biển. Các mối đe dọa từ con người bao gồm việc tái phát triển các thị trấn lịch sử và các khu vực bến tàu cũ, và tầm quan trọng ngày càng tăng của bờ biển đối với các ngành du lịch và giải trí, dẫn đến áp lực tăng cường cung cấp các hạ tầng như bến du thuyền. Kích thước lớn hơn của phà cũng đã làm tăng thiệt hại do chúng sẽ cuốn trôi các trầm tích mỏng manh trong vùng triều. Mối đe dọa tự nhiên đáng kể nhất là sự gia tăng mực nước biển được dự đoán trong thế kỷ tới, đặc biệt là ở phía nam và phía đông nước Anh. Tác động của nó đối với khảo cổ học không dễ dự đoán, và mặc dù nó có khả năng được khoanh vùng, nhưng nó sẽ xảy ra ở quy mô lớn hơn nhiều so với hầu hết các địa điểm khảo cổ. Do đó, việc bảo vệ một địa điểm có thể chỉ dẫn đến việc chuyển mối đe dọa đến một điểm xa hơn dọc theo bờ biển. Việc quản lý các di vật khảo cổ sẽ phải được xem xét trong một quy mô thời gian dài hơn và quy mô địa lý rộng hơn nhiều so với thông thường đối với các địa điểm đất khô, và điều này sẽ đặt ra một thách thức lớn đối với các nhà khảo cổ học.

 

Câu 14-16: Chọn đúng chữ cái A, B, C hoặc D. 

14. Điều gì đã khiến dư luận quan tâm đến khảo cổ học ven biển trong những năm gần đây?

  1. Sự phát triển nhanh chóng của khảo cổ học ven biển nước Anh
  2. Nhận thức về biến đổi khí hậu nâng cao
  3. Việc phát hiện ra một khu rừng dưới nước
  4. Nghiên cứu có hệ thống được thực hiện trên các phát hiện khảo cổ học ven biển
15. Bài văn nói gì về bằng chứng về những chiếc thuyền?

  1. Có đủ kiến ​​thức về công nghệ đóng thuyền của người tiền sử.
  2. Nhiều chiếc thuyền được phát hiện đã được tìm thấy ở các bến cảng.
  3. Việc sử dụng thuyền đã không được ghi nhận trong một nghìn năm.
  4. Thuyền được sử dụng đầu tiên để đánh cá.
16. Có thể phát hiện ra điều gì từ không khí?

  1. Mỏ muối
  2. Thị trấn La Mã
  3. Bến cảng
  4. Phà

Câu 17-23: TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN

17. Đất liền bị mất nhiều sau kỷ băng hà do mực nước biển dâng cao.

18. Đường bờ biển của Anh đã thay đổi theo chu kỳ.

19. Các bằng chứng khảo cổ học vùng núi có thể được bảo vệ tốt bởi nước biển.

20. Thiết kế của những chiếc thuyền được người tiền sử cận đại sử dụng rất đơn giản.

21. Những chiếc thuyền tương tự cũng được phát hiện ở nhiều nước châu Âu khác.

22. Có ít tài liệu liên quan đến khai thác khoáng sản.

23. Các tàu chở khách lớn đang gây ra thiệt hại ngày càng tăng cho bờ biển.

Câu hỏi 24-26: BA câu nào sau đây được đề cập trong bài văn?

  1. Cách khảo cổ học ven biển ban đầu được phát hiện
  2. Thật khó hiểu có bao nhiêu người sống gần biển.
  3. Cộng đồng người tiền sử hiểu biết bao nhiêu về sự thay đổi khí hậu
  4. Kiến thức của chúng ta vẻ các bằng chứng về thuyền còn hạn chế.
  5. Một số ngư trường được chuyển đổi thành cảng.
  6. Sự phát triển của con người đe dọa các di tích khảo cổ học.
  7. Khảo cổ học ven biển sẽ trở nên quan trọng hơn trong tương lai

 

14. B 15. C 16. D 17. TRUE 18. FALSE 19. TRUE 20. FALSE
21. NOT GIVEN 22. TRUE 23. TRUE 24. B 25. D 26. F