Implication of False Belief Experiments

99,000

Implication of False Belief Experiments
Implication of False Belief Experiments

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

Implication of False Belief Experiments

A     A considerable amount of research since the mid 1980s has been concerned with what has been termed children’s theory of mind. This involves children’s ability to understand that people can have different beliefs and representations of the world– a capacity that is shown by four years of age. Furthermore, this ability appears to be absent in children with autism. The ability to work out that another person is thinking is clearly an important aspect of both cognitive and social development. Furthermore, one important explanation for autism is that children suffering from this condition do not have a theory of mind(TOM). Consequently, the development of children’s TOM has attracted considerable attention.

B     Wimmer and Perner devised a ‘false belief task’ to address this question. They used some toys to act out the following story. Maxi left some chocolate in a blue cupboard before he went out. When he was away his mother moved the chocolate to a green cupboard. Children were asked to predict where Maxi willlook for his chocolate when he returns. Most children under four years gave the incorrect answer, that Maxi will look in the green cupboard. Those over four years tended to give the correct answer, that Maxi will look in the blue cupboard. The incorrect answers indicated that the younger children did not understand that Maxi’s beliefs and representations no longer matched the actual state of the world, and they failed to appreciate that Maxi will act on the basis of his beliefs rather than the way that the world is actually organised.

C     A simpler version of the Maxi task was devised by Baron-Cohen to take account of criticisms that younger children may have been affected by the complexity and too much information of the story in the task described above. For example, the child is shown two dolls, Sally and Anne, who have a basket and a box, respectively. Sally also has a marble, which she places in her basket,and then leaves to take a walk. While she is out of the room, Anne takes the marble from the basket, eventually putting it in the box. Sally returns,and child is then asked where Sally will look for the marble. The child passes the task if she answers that Sally will look in the basket, where she put the marble; the child fails the task if she answers that Sally will look in the box,where the child knows the marble is hidden, even though Sally cannot know, since she did not see it hidden there. In order to pass the task, the child must be able to understand that another’s mental representation of the situation is different from their own, and the child must be able to predict behavior based on that understanding. The results of research using false-belief tasks have been fairly consistent: most normally-developing children are unable to pass the tasks until around age four.

  Leslie argues that, before 18 months, children treat the world in a literal way and rarely demonstrate pretence. He also argues that it is necessary for the cognitive system to distinguish between what is pretend and what is real. If children were not able to do this, they would not be able to distinguish between imagination and reality. Leslie suggested that this pretend play becomes possible because of the presence of a de-coupler that copies primary representations to secondary representations. For example, children, when pretending a banana is a telephone, would make a secondary representation of a banana. They would manipulate this representation and they would use their stored knowledge of ‘telephone’ to build on this pretence.

E    There is also evidence that social processes play a part in the development of TOM. Meins and her colleagues have found that what they term mind mindedness in maternal speech to six-month old infants is related to both security of attachment and to TOM abilities. Mind Mindedness involves speech that discusses infants’ feelings and explains their behaviour in terms of mental stages(e.g_ ‘you1 re feeling hungry’)

F     Lewis investigated older children living in extended families in Crete and Cyprus. They found that children who socially interact with more adults,who have more friends. And who have more older siblings tend to pass TOM tasks at a slightly earlier age than other children. Furthermore, because young children are more likely to talk about their thoughts and feelings with peers than with their mothers, peer interaction may provide a special impetus to the development of a TOM. A similar point has been made by Dunn, who argues that peer interaction is more likely to contain pretend play and that it is likely to be more challenging because other children, unlike adults, do not make large adaptations to the communicative needs of other children.

G     In addition, there has been concern that some aspects of the TOM approach underestimate children’s understanding of other people. After all,infants will point to objects apparently in an effort to change a person’s direction of gaze and interest; they can interact quite effectively with other people; they will express their ideas in opposition to the wishes of others; and they will show empathy for the feeling of others. Schatz studied the spontaneous speech of three-year-olds and found that these children used mental terms,and used them in circumstances where there was a contrast between, for example, not being sure where an object was located and finding it, or between pretending and reality. Thus the social abilities of children indicate that they are aware of the difference between mental states and external reality at ages younger than four.

   A different explanation has been put forward by Harris. He proposed that children use ‘simulation’. This involves putting yourself in the other person’s position, and then trying to predict what the other person would do. Thus success on false belief tasks can be explained by children trying to imagine what they would do if they were a character in the stories, rather than children being able to appreciate the beliefs of other people. Such thinking about situations that do not exist involves what is termed counterfactual reasoning.

I     A different explanation has been put forward by Harris. He proposed that children use “simulation”. This involves putting yourself in the other person’s position, and then trying to predict what the other person would do. Thus, success on false belief tasks can be explained by children trying to imagine what they would do if they were a character in the stories, rather than children being able to appreciate the beliefs of other people. Such thinking about situations that do not exist involves what is termed counterfactual reasoning.

 

Questions 14-20: Match each statement with the correct researcher, A-G. 

List of Researchers

  1. Baron-Cohen
  2. Meins
  3. Wimmer and Pemer
  4. Lewis E Dunn F Schatz G Harris
  5. Dunn
  6. Schatz
  7. Harris
14. gave an alternative explanation that children may not be understanding other’s belief

15. found that children under certain age can tell difference between reality and mentality

16. conducted a well-known experiment and drew conclusion that young children were unable to comprehend the real state of the world

17. found that children who get along with adults often comparatively got through the test more easily

18. revised an easier experiment to rule out the possibility that children might be influenced by sophisticated reasoning

19. related social factor such as mother-child communication to capability act in TOM

20. explained children are less likely to tell something interactive to their mother than to their friends

Questions 21-26: Complete the summary below. Choose ONE WORD ONLY from the passage for each answer.

In 1980s, research studies were designed to test the subject called Theory of Mind that if children have the ability to represent the reality. First experiments were carried out on this subject on a boy. And questions had been made on where the boy can find the location of the 21……… . But it was accused that it had excessive 22………… So second modified experiment was can ducted involving two dolls, and most children passed the test at the age of 23……….. Then Lewis and Dunn researched 24…….…. children in a certain place, and found children who have more interaction such as more conversation with 25………… have better performance in the test, and peer interaction is 26……….. because of consisting pretending elements.

 

Ý nghĩa của các thử nghiệm về niềm tin sai lầm

A       Một số lượng đáng kể các nghiên cứu từ giữa những năm 1980 có liên quan đến điều được gọi là lý thuyết về tâm trí của trẻ em. Nó bao gồm khả năng của trẻ em để hiểu rằng mọi người có thể có những niềm tin và sự hình dung khác nhau về thế giới – một năng lực được thể hiện khi trẻ bốn tuổi. Hơn nữa, khả năng này dường như không xuất hiện ở trẻ tự kỷ. Khả năng khám phá ra người khác đang nghĩ gì rõ ràng là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển cả về nhận thức và xã hội. Thêm nữa, một lời giải thích quan trọng cho chứng tự kỷ là trẻ em mắc chứng này không có lý thuyết về tâm trí (TOM). Do đó, sự phát triển TOM ở trẻ em đã thu hút được sự chú ý đáng kể.

B       Wimmer và Perner đã đặt ra một ‘nhiệm vụ sự tin tưởng sai lầm’ để giải quyết câu hỏi này. Họ đã sử dụng một số đồ chơi để trình diễn câu chuyện sau đây. Maxi để lại một ít sô cô la trong tủ bếp màu xanh lam trước khi cậu bé đi ra ngoài. Khi cậu đi vắng, mẹ cậu đã chuyển sô cô la sang một chiếc tủ màu xanh lá cây. Trẻ em được yêu cầu dự đoán nơi Maxi sẽ tìm sô cô la của mình khi trở về. Hầu hết trẻ dưới bốn tuổi đưa ra câu trả lời không chính xác, rằng Maxi sẽ tìm trong chiếc tủ màu xanh lá cây. Những trẻ hơn bốn tuổi có xu hướng đưa ra câu trả lời chính xác, rằng Maxi sẽ tìm trong chiếc tủ màu xanh lam. Những câu trả lời không chính xác cho thấy rằng những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn không hiểu rằng niềm tin và sự hình dung của Maxi không còn phù hợp với tình trạng thực tế của thế giới, và chúng đánh giá sai việc Maxi sẽ hành động dựa trên niềm tin của mình hơn là cách mà thế giới thực sự vận hành.

C         Một phiên bản đơn giản hơn về nhiệm vụ của Maxi đã được Baron-Cohen đặt ra để xem xét đầy đủ trước những lời chỉ trích rằng trẻ nhỏ có thể đã bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp và quá nhiều thông tin của câu chuyện trong nhiệm vụ được mô tả ở trên. Ví dụ, đứa trẻ được cho xem hai con búp bê, Sally và Anne, chúng lần lượt có một cái rổ và một cái hộp. Sally cũng có một viên bi, cô đặt vào giỏ của mình và sau đó ra ngoài đi dạo. Khi cô vắng mặt, Anne lấy viên bi từ giỏ, cuối cùng cho vào hộp. Sally trở về, và đứa trẻ sau đó được hỏi Sally sẽ tìm viên bi ở đâu. Trẻ sẽ vượt qua được nhiệm vụ nếu trả lời rằng Sally sẽ tìm trong rổ, nơi cô đã đặt viên bi; đứa trẻ không hoàn thành được nhiệm vụ nếu trả lời rằng Sally sẽ tìm trong hộp, nơi trẻ biết viên bi được giấu, mặc dù Sally không thể biết điều đó do cô không nhìn thấy việc nó đã được giấu ở đó. Để hoàn thành nhiệm vụ, đứa trẻ phải có khả năng hiểu rằng sự hình dung về mặt tâm trí đối với tình huống của người khác khác với của chúng, và đứa trẻ phải có khả năng dự đoán hành vi dựa trên sự hiểu biết đó. Kết quả của nghiên cứu sử dụng các nhiệm vụ niềm tin-sai lầm khá nhất quán: hầu hết trẻ em phát triển bình thường không thể hoàn thành nhiệm vụ cho tới khi khoảng bốn tuổi.

D          Leslie lập luận rằng, trước 18 tháng tuổi, trẻ em đối xử với thế giới theo cách hoàn toàn thành thật và hiếm khi tỏ ra giả vờ. Ông cũng cho rằng điều đó là cần thiết cho hệ thống nhận thức để phân biệt đâu là giả và đâu là thật. Nếu trẻ em không làm được điều này, chúng sẽ không thể phân biệt được giữa trí tưởng tượng và thực tế. Leslie nêu giả thuyết rằng trò chơi giả vờ này có thể thực hiện được nhờ sự hiện diện của một cơ chế phân chia sao chép sự hình dung chính sang sự hình dung phụ. Ví dụ, Khi trẻ em giả vờ một quả chuối là một chiếc điện thoại, sẽ đặt ra trong đầu sự hình dung phụ về một quả chuối. Chúng sẽ kiểm soát sự hình dung này và sử dụng kiến thức đã biết của chúng về ‘điện thoại’ để xây dựng câu chuyện trên sự giả vờ này.

E          Cũng có bằng chứng cho thấy các quá trình xã hội đóng vai trò trong sự phát triển của TOM. Meins và các đồng nghiệp của cô đã phát hiện ra rằng những gì họ gọi là suy nghĩ tâm trí trong lời nói của người mẹ đối với trẻ sáu tháng tuổi có liên quan đến cả việc đảm bảo sự gắn bó và khả năng TOM. Suy nghĩ tâm trí liên quan đến những điều thảo luận về cảm xúc của trẻ và giải thích hành vi của chúng về các giai đoạn tâm lý (ví dụ: ‘bạn đang cảm thấy đói’)

F           Lewis đã điều tra nghiên cứu những đứa trẻ lớn hơn sống trong các gia đình mở rộng ở Crete và Cyprus. Họ nhận thấy những đứa trẻ ở đó tương tác xã hội với nhiều người lớn hơn, có nhiều bạn bè hơn. Và những trẻ có nhiều anh chị hơn có xu hướng hoàn thành các nhiệm vụ TOM ở độ tuổi sớm hơn một chút so với những đứa trẻ khác. Hơn nữa, do trẻ nhỏ có xu hướng kể về suy nghĩ và cảm xúc của mình với bạn bè nhiều hơn là với mẹ của chúng, tương tác bạn bè có thể tạo ra động lực đặc biệt cho sự phát triển của TOM. Dunn cũng đưa ra một quan điểm tương tự, ông cho rằng tương tác với bạn bè cùng trang lứa có nhiều khả năng bao gồm trò chơi giả vờ hơn và chúng có khả năng thử thách cao hơn vì những đứa trẻ khác, không giống như người lớn, không thích nghi nhiều với nhu cầu trò chuyện giao tiếp của những đứa trẻ khác.

G           Ngoài ra, có những nghi ngờ rằng một số khía cạnh của phương pháp TOM đánh giá thấp sự hiểu biết của trẻ em về người khác. Rốt cuộc, trẻ sẽ chỉ vào các đồ vật dường như với nỗ lực để thay đổi hướng nhìn và sự quan tâm của một người; chúng có thể tương tác khá hiệu quả với những người khác; chúng sẽ thể hiện ý kiến của mình ngược lại với mong muốn của người khác; và chúng sẽ thể hiện sự đồng cảm với cảm giác của người khác. Schatz đã nghiên cứu cách nói chuyện tự nhiên của những đứa trẻ ba tuổi và nhận thấy rằng những đứa trẻ này sử dụng ngôn ngữ tâm lý, và sử dụng chúng trong những hoàn cảnh có sự tương phản giữa hai bên, chẳng hạn như khi không biết chắc chắn một vật nằm ở đâu và đi tìm nó, hoặc giữa việc giả vờ và thực tế. Do đó, khả năng xã hội của trẻ em chỉ ra rằng chúng nhận thức được sự khác nhau giữa trạng thái tinh thần và thực tế bên ngoài ở lứa tuổi dưới bốn.

H           Một lời giải thích khác đã được đưa ra bởi Harris. Ông cho rằng rằng trẻ em sử dụng ‘sự mô phỏng’. Điều này liên quan đến việc đặt bạn vào vị trí của người khác, và sau đó cố gắng dự đoán điều mà người kia sẽ làm. Vì vậy, thành công trong các nhiệm vụ về niềm tin sai lầm có thể được giải thích là do trẻ đang cố gắng tưởng tượng xem chúng sẽ làm gì nếu chúng là một nhân vật trong câu chuyện, chứ không phải về khả năng trẻ có thể đánh giá được niềm tin của người khác hay không. Suy nghĩ như vậy về các tình huống không tồn tại liên quan đến những gì được gọi là lý luận phản thực tế.

 

Câu hỏi 14-20: Ghép mỗi câu với nhà nghiên cứu chính xác, A-G. 

Danh sách các nhà nghiên cứu

  1. Baron-Cohen
  2. Meins
  3. Wimmer và Pemer
  4. Lewis E Dunn F Schatz G Harris
  5. Dunn
  6. Schatz
  7. Harris
14. đưa ra một lời giải thích thay thế rằng trẻ em có thể không hiểu niềm tin của người khác

15. phát hiện ra rằng trẻ em dưới độ tuổi nhất định có thể phân biệt được sự khác biệt giữa thực tế và tâm lý

16. đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng và đưa ra kết luận rằng trẻ nhỏ không thể hiểu được trạng thái thực của thế giới

17. phát hiện ra rằng những đứa trẻ hòa thuận với người lớn thường vượt qua bài kiểm tra một cách dễ dàng hơn

18. làm lại một thí nghiệm dễ dàng hơn để loại trừ khả năng trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi suy luận phức tạp

19. Liên quan đến yếu tố xã hội, chẳng hạn như giao tiếp giữa mẹ và con với năng lực hành động trong TOM

20. giải thích việc trẻ em ít có khả năng nói điều gì đó mang tính tương tác với mẹ hơn là với bạn bè của chúng

Câu hỏi 21-26: Hoàn thành bản tóm tắt bên dưới. Chọn CHỈ MỘT TỪ từ bài đọc cho mỗi câu trả lời.

Vào những năm 1980, các nghiên cứu đã được thiết kế để kiểm tra chủ đề được gọi là Lý thuyết về tâm trí cho rằng nếu trẻ em có khả năng hình dung thực tế. Các thí nghiệm đầu tiên được thực hiện về chủ đề này là về một cậu bé. Và câu hỏi đã được đặt ra về nơi cậu bé có thể tìm thấy vị trí của 21…………. . Nhưng người ta buộc tội rằng nó quá 22 ……….… Vì vậy, thí nghiệm sửa đổi thứ hai có thể được thực hiện gồm hai con búp bê, và hầu hết trẻ em đã vượt qua bài kiểm tra ở tuổi 23……….. Sau đó, Lewis và Dunn nghiên cứu 24……….. trẻ em ở một khu vực nhất định và nhận thấy những trẻ em có nhiều tương tác hơn như trò chuyện nhiều hơn với 25……….. có thành tích tốt hơn trong bài kiểm tra và tương tác với bạn bè là 26……….. vì bao gồm các yếu tố giả vờ.

 

14. G 15. F 16. C 17. D 18. A 19. B 20. E
21. chocolate 22. information 23. four/4 24. older 25. adults 26. challenging