What is Meaning

99,000

What is Meaning
What is Meaning

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.
Danh mục: Từ khóa: ,

Nội dung bài viết

What is Meaning

—Why do we respond to words and symbols in the waves we do?

The end, product of education, yours and mine and everybody’s, is the total pattern of reactions and possible reactions we have inside ourselves. If you did not have within you at this moment the pattern of reactions that we call “the ability to read.” you would see here only meaningless black marks on paper. Because of the trained patterns of response, you are (or are not) stirred to patriotism by martial music, your feelings of reverence are aroused by symbols of your religion, you listen more respectfully to the health advice of someone who has “MD” after his name than to that of someone who hasn’t. What I call here a “pattern of reactions”, then, is the sum total of the ways we act in response to events, to words, and to symbols.

Our reaction patterns or our semantic habits, are the internal and most important residue of whatever years of education or miseducation we may have received from our parents’ conduct toward us in childhood as well as their teachings, from the formal education we may have had, from all the lectures we have listened to, from the radio programs and the movies and television shows we have experienced, from all the books and newspapers and comic strips we have read, from the conversations we have had with friends and associates, and from all our experiences. If, as the result of all these influences that make us what we are, our semantic habits are reasonably similar to those of most people around us, we are regarded as “normal,” or perhaps “dull.” If our semantic habits are noticeably different from those of others, we are regarded as “individualistic” or “original.” or, if the differences are disapproved of or viewed with alarm, as “crazy.”

Semantics is sometimes defined in dictionaries as “the science of the meaning of words”— which would not be a bad definition if people didn’t assume that the search for the meanings of words begins and ends with looking them up in a dictionary. If one stops to think for a moment, it is clear that to define a word, as a dictionary does, is simply to explain the word with more words. To be thorough about defining, we should next have to define the words used in the definition, then define the words used in defining the words used in the definition and so on. Defining words with more words, in short, gets us at once into what mathematicians call an “infinite regress”. Alternatively, it can get us into the kind of run-around we sometimes encounter when we look up “impertinence” and find it defined as “impudence,” so we look up “impudence” and find it defined as “impertinence.” Yet—and here we come to another common reaction pattern—people often act as if words can be explained fully with more words. To a person who asked for a definition of jazz, Louis Armstrong is said to have replied, “Man. when you got to ask what it is, you’ll never get to know,” proving himself to be an intuitive semanticist as well as a great trumpet player.

Semantics, then, does not deal with the “meaning of words” as that expression is commonly understood. P. W. Bridgman, the Nobel Prize winner and physicist, once wrote, “The true meaning of a term is to be found by observing what a man does with it, not by what he says about it.” He made an enormous contribution to science by showing that the meaning of a scientific term lies in the operations, the things done, that establish its validity, rather than in verbal definitions.

Here is a simple, everyday kind of example of “operational” definition. If you say, “This table measures six feet in length,” you could prove it by taking a foot rule, performing the operation of laying it end to end while counting, “One…two…three…four…” But if you say—and revolutionists have started uprisings with just this statement “Man is born free, but everywhere he is in chains!”—what operations could you perform to demonstrate its accuracy or inaccuracy?

But let us carry this suggestion of “operationalism” outside the physical sciences where Bridgman applied it, and observe what “operations” people perform as the result of both the language they use and the language other people use in communicating to them. Here is a personnel manager studying an application blank. He comes to the words “Education: Harvard University,” and drops the application blank in the wastebasket (that’s the “operation”) because, as he would say if you asked him, “I don’t like Harvard men.” This is an instance of “meaning” at work—but it is not a meaning that can be found in dictionaries.

If I seem to be taking a long time to explain what semantics is about, it is because I am trying, in the course of explanation, to introduce the reader to a certain way of looking at human behavior. I say human responses because, so far as we know, human beings are the only creatures that have, over and above that biological equipment which we have in common with other creatures, the additional capacity for manufacturing symbols and systems of symbols. When we react to a flag, we are not reacting simply to a piece of cloth, but to the meaning with which it has been symbolically endowed. When we react to a word, we are not reacting to a set of sounds, but to the meaning with which that set of sounds has been symbolically endowed.

A basic idea in general semantics, therefore, is that the meaning of words (or other symbols) is not in the words, but in our own semantic reactions. If I were to tell a shockingly obscene story in Arabic or Hindustani or Swahili before an audience that understood only English, no one would blush or be angry; the story would be neither shocking nor obscene-induced, it would not even be a story. Likewise, the value of a dollar bill is not in the bill, but in our social agreement to accept it as a symbol of value. If that agreement were to break down through the collapse of our government, the dollar bill would become only a scrap of paper. We do not understand a dollar bill by staring at it long and hard. We understand it by observing how people act with respect to it. We understand it by understanding the social mechanisms and the loyalties that keep it meaningful. Semantics is therefore a social study, basic to all other social studies.

 

Questions 27-31: Choose the correct letter, A, B, C or D. 

27. What point is made in the first paragraph?

  1. The aim of education is to teach people to read
  2. Everybody has a different pattern of reactions.
  3. Print only carries meaning to those who have received appropriate ways to respond.
  4. The writers should make sure their works satisfy a variety of readers.
28. According to the second paragraph, people are judged by

  1. the level of education.
  2. the variety of experience.
  3. how conventional their responses are.
  4. complex situations.
29. What point is made in the third paragraph?

  1. Standard ways are incapable of defining words precisely.
  2. A dictionary is most scientific in defining words.
  3. A dictionary should define words in as few words as possible.
  4. Mathematicians could define words accurately.
30. What does the writer suggest by referring to Louis Armstrong?

  1. He is an expert of language.
  2. Music and language are similar.
  3. He provides insights to how words are defined.
  4. Playing trumpet is easier than defining words.
31. What does the writer intend to show about the example of “personnel manager”?

  1. Harvard men are not necessarily competitive in the job market.
  2. Meaning cannot always be shared by others.
  3. The idea of operationalism does not make much sense outside the physical science.
  4. Job applicants should take care when filling out application forms.

30Questions 32-35: TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN

  1. Some statements are incapable of being proved or disproved.
  2. Meaning that is personal to individuals is less worthy to study than shared meanings.
  3. Flags and words are eliciting responses of the same reason.
  4. A story can be entertaining without being understood.

Questions 36-40: Complete each sentence with the correct ending, A-H, below. 

36. A comic strip

37. A dictionary

38. Bridgman

39. A story in a language the audience cannot understand

40. A dollar bill

  1. is meaningless.
  2. has lasting effects on human behaviors.
  3. is a symbol that has lost its meaning.
  4. can be understood only in its social context.
  5. can provide inadequate explanation of meaning.
  6. reflects the variability of human behaviors.
  7. emphasizes the importance of analyzing how words were used.
  8. suggests that certain types of behaviors carry more meanings than others.

 

Ý nghĩa là gì?

—Tại sao chúng ta phản ứng với các từ và biểu tượng trong những cái vẫy tay của mình?

Cuối cùng, sản phẩm của giáo dục, của bạn và của tôi và của tất cả mọi người, là tổng hợp các mô hình phản ứng và phản ứng có thể xảy ra mà trong bản thân chúng ta có. Nếu vào lúc này đây, trong bạn không có mô hình phản ứng mà chúng tôi gọi là “khả năng đọc” bạn sẽ thấy đây chỉ là những vết đen vô nghĩa trên giấy. Nhờ các mô hình phản ứng đã học được, bạn cảm thấy yêu nước khi nghe nhạc đỏ, cảm xúc tôn kính của bạn được khơi dậy bởi những biểu tượng tôn giáo của bạn, bạn lắng nghe một cách trân trọng hơn những lời khuyên về sức khỏe của một người sau mà họ tên của anh ta có chữ “MD” hơn là lời khuyên của một người không có. Từ đó, điều tôi gọi ở đây là “mô hình phản ứng” là tổng số các cách chúng ta hành động để phản ứng với các sự kiện, với lời nói và biểu tượng.

Các kiểu phản ứng của chúng ta hoặc thói quen ngữ nghĩa của chúng ta, là phần lĩnh hội được nội hàm và quan trọng nhất của bất kỳ thời gian giáo dục đúng hoặc sai lệch nào mà chúng ta có thể đã nhận được từ cung cách của cha mẹ từ thời thơ ấu cũng như những lời dạy của họ, từ nền giáo dục chính thức mà chúng ta có thể đã nhận được, từ tất cả các bài giảng chúng ta đã nghe, từ các chương trình đài, phim ảnh và chương trình truyền hình mà chúng ta đã xem, từ tất cả các sách báo và truyện tranh chúng ta đã đọc, từ các cuộc trò chuyện của chúng ta với bạn bè và đối tác, và từ tất cả các trải nghiệm của chúng ta. Nếu, kết quả của tất cả những ảnh hưởng này khiến chúng ta trở thành con người chúng ta, thói quen ngữ nghĩa của chúng ta khá giống với hầu hết những người xung quanh, chúng ta được coi là “bình thường” hoặc có thể là “chán ngắt”. Nếu thói quen ngữ nghĩa của chúng ta khác biệt đáng kể so với những người khác, chúng ta bị coi là “đầy cái tôi” hoặc “lạ”. hoặc bị coi là “điên rồ” nếu sự khác biệt này không được chấp nhận hoặc bị cho là nguy hiểm,

Ngữ nghĩa học đôi khi được định nghĩa trong từ điển là “khoa học về nghĩa của từ” – đây sẽ không phải là một định nghĩa tồi nếu mọi người không cho rằng việc tìm kiếm nghĩa của một từ bắt đầu và kết thúc bằng việc tra cứu từ điển. Nếu người ta dừng lại để xem xét một chút, rõ ràng rằng để định nghĩa một từ, như cách từ điển làm, chỉ đơn giản là giải thích từ đó bằng nhiều từ hơn. Để hiểu rõ về định nghĩa, tiếp theo chúng ta phải xác định các từ được sử dụng trong định nghĩa, sau đó xác định các từ được dùng để xác định các từ được sử dụng trong định nghĩa, v.v. Nói tóm lại, việc xác định các từ với nhiều từ hơn đưa chúng ta đến cái mà các nhà toán học gọi là “hồi quy vô hạn”. Ngoài ra, nó có thể đưa chúng ta vào một vòng luẩn quẩn mà đôi khi chúng ta gặp phải như khi tìm kiếm từ “impertinence” (thiếu tôn trọng) và thấy nó được định nghĩa là “impudence” (láo xược), từ đây chúng ta tiếp tục tìm kiếm “impudence” và thấy nó lại được định nghĩa là “impertinence”. Tuy nhiên – ở đây chúng ta đến với một kiểu phản ứng phổ biến khác – mọi người thường hành động như thể từ ngữ có thể được giải thích đầy đủ bằng nhiều từ hơn. Đối với một người được hỏi định nghĩa về nhạc jazz, Louis Armstrong đã trả lời: “Này bạn. Khi bạn phải hỏi nó là gì, bạn sẽ không bao giờ biết được”, chứng minh mình là một nhà ngữ nghĩa trực quan cũng như chứng minh mình là một người chơi kèn tuyệt vời.

Do đó, ngữ nghĩa học không liên quan đến “nghĩa của từ” như cách diễn đạt thường được hiểu. P. W. Bridgman, nhà vật lý và từng đoạt giải Nobel, đã từng viết, “Ý nghĩa thực sự của một thuật ngữ là được tìm thấy bằng cách quan sát những gì một người đàn ông làm với nó, chứ không phải những gì anh ta nói về nó.” Ông đã đóng góp to lớn cho khoa học bằng cách chỉ ra rằng ý nghĩa của một thuật ngữ khoa học nằm trong các hoạt động, những việc được thực hiện, thiết lập giá trị của nó, chứ không phải trong các định nghĩa bằng lời nói.

Đây là một ví dụ đơn giản hàng ngày về định nghĩa “hoạt động”. Nếu bạn nói, “Cái bàn này dài 6 feet”, bạn có thể chứng minh điều đó bằng cách dùng một cây thước, thực hiện thao tác đặt nó từ đầu đến cuối trong khi đếm, “Một … hai … ba … bốn …” Nhưng nếu bạn nói —các nhà cách mạng đã bắt đầu các cuộc nổi dậy chỉ với câu nói này “Con người sinh ra tự do, nhưng ở mọi nơi anh ta đều bị xiềng xích! ”- thì bạn có thể thực hiện những thao tác nào để chứng minh tính chính xác hay không chính xác của nó?

Nhưng chúng ta hãy đưa gợi ý về “chủ nghĩa hoạt động” này ra bên ngoài khoa học vật lý nơi Bridgman đã áp dụng và quan sát những “hoạt động” mọi người thực hiện là kết quả của cả ngôn ngữ họ sử dụng và ngôn ngữ mà người khác sử dụng để giao tiếp với họ. Đây là vị Giám đốc nhân sự đang xem xét một đơn xin việc. Anh ta đọc đến dòng chữ “Học vấn: Đại học Harvard” và vứt đơn xin việc vào sọt rác (đó là “hoạt động”) bởi vì, nếu bạn hỏi anh ta sẽ nói, “Tôi không thích những người đàn ông học Harvard” Đây là một ví dụ của “ý nghĩa” tại nơi làm việc — nhưng nó không phải là một nghĩa mà ta có thể tìm thấy trong từ điển.

Nếu tôi có vẻ mất nhiều thời gian để giải thích ngữ nghĩa là gì, thì đó là bởi vì trong quá trình giải thích, tôi đang cố gắng giới thiệu cho người đọc một cách nhìn nhất định về hành vi của con người. Tôi nói phản ứng của con người bởi vì, cho đến nay như chúng ta biết, ngoài các đặc điểm sinh học mà chúng ta có giống với các sinh vật khác, con người là sinh vật duy nhất có thêm khả năng tạo ra các biểu tượng và hệ thống các biểu tượng. Khi chúng ta phản ứng với một lá cờ, chúng ta không đơn giản chỉ phản ứng với một mảnh vải, mà là với ý nghĩa lá cờ được gắn cho về mặt biểu tưởng. Khi chúng ta phản ứng với một từ, chúng ta không phản ứng với một tập hợp âm thanh, mà phản ứng với ý nghĩa mà tập hợp âm thanh đó đã được gắn cho về mặt biểu tượng.

Do đó, một ý tưởng cơ bản trong ngữ nghĩa học nói chung là ý nghĩa của các từ (hoặc các ký hiệu khác) không nằm trong các từ, mà là trong các phản ứng ngữ nghĩa của chính chúng ta. Nếu tôi kể một câu chuyện tục tĩu gây sốc bằng tiếng Ả Rập hoặc tiếng Hindustani hoặc tiếng Swahili trước một khán giả chỉ biết tiếng Anh, sẽ không ai đỏ mặt hay tức giận; câu chuyện sẽ không gây sốc cũng không tục tĩu, nó thậm chí còn không phải là một câu chuyện. Tương tự như vậy, giá trị của một tờ đô la không nằm trong tờ tiền, mà nằm trong sự đồng thuận cả xã hội đã chấp nhận nó như một biểu tượng của giá trị. Nếu thỏa thuận đó bị phá vỡ vì sự sụp đổ của chính phủ, thì đồng đô la sẽ chỉ trở thành một tờ giấy vụn. Chúng ta không hiểu một tờ đô la bằng cách nhìn chằm chằm vào nó lâu và kỹ. Chúng ta hiểu tờ tiền bằng cách quan sát cách mọi người cư xử với nó bằng sự coi trọng. Chúng ta hiểu nó bằng cách hiểu các cơ chế xã hội và sự trung thành khiến nó luôn có ý nghĩa. Do đó, ngữ nghĩa học là một môn xã hội học, cơ bản cho tất cả các môn xã hội học khác.

 

Câu hỏi 27-31: Chọn chữ cái đúng, A, B, C hoặc D.

27. Ý nào được nêu trong đoạn văn đầu tiên?

  1. Mục đích của giáo dục là dạy mọi người đọc
  2. Mọi người có kiểu phản ứng khác nhau.
  3. Bài viết chỉ mang ý nghĩa đối với những người đã nhận được những cách thức phản hồi thích hợp.
  4. Các nhà văn phải đảm bảo rằng các tác phẩm của họ làm hài lòng nhiều đối tượng độc giả.
28. Theo đoạn thứ hai, mọi người được đánh giá bởi

  1. trình độ học vấn.
  2. sự đa dạng của kinh nghiệm.
  3. phản ứng của họ thường như thế nào.
  4. tình huống phức tạp.
29. Ý nào được nêu trong đoạn văn thứ ba?

  1. Các cách chuẩn không có khả năng xác định các từ một cách chính xác.
  2. Từ điển là cách khoa học nhất trong việc xác định các từ.
  3. Từ điển nên định nghĩa các từ với càng ít từ càng tốt.
  4. Các nhà toán học có thể định nghĩa các từ một cách chính xác.
30. Người viết gợi ý điều gì khi nhắc đến Louis Armstrong?

A. Anh ấy là một chuyên gia về ngôn ngữ.

B. Âm nhạc và ngôn ngữ tương tự nhau.

C. Anh ấy cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách các từ được định nghĩa.

D. Chơi kèn dễ hơn xác định từ.

31. Người viết định thể hiện điều gì khi lấy ví dụ về “người quản lý nhân sự”?

A. Đàn ông học Harvard không nhất thiết phải cạnh tranh trên thị trường việc làm.

B. Ý nghĩa không phải lúc nào cũng có thể được người khác cùng hiểu

C. Ý tưởng về thuyết hoạt động không có nhiều ý nghĩa ngoài khoa học vật lý.

D. Người xin việc nên cẩn thận khi điền vào các mẫu đơn.

Câu hỏi 32-35: TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN

  1. Một số tuyên bố không có khả năng chứng minh hoặc bác bỏ.
  2. Ý nghĩa mang tính cá nhân đối với cá nhân ít đáng để nghiên cứu hơn những ý nghĩa chung.
  3. Là cờ và từ gợi ra những phản hồi có cùng lý do.
  4. Một câu chuyện có thể chỉ để giải trí mà không cần phải hiểu.

Câu 36-40: Hoàn thành mỗi câu với phần kết thúc đúng, A-H, bên dưới.

36. Một bộ truyện tranh

37. Từ điển

38. Bridgman

39. Một câu chuyện kể bằng ngôn ngữ mà khán giả không hiểu

40. Một tờ đô la

  1. là vô nghĩa.
  2. có ảnh hưởng lâu dài đến các hành vi của con người.
  3. là biểu tượng đã mất ý nghĩa.
  4. chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh xã hội của nó.
  5. có thể giải thích không đầy đủ về ý nghĩa.
  6. phản ánh sự thay đổi của các hành vi của con người.
  7. nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích cách sử dụng các từ.
  8. gợi ý rằng một số loại hành vi mang nhiều ý nghĩa hơn những hành vi khác.

 

27. C 28. C 29. A 30. C 31. B 32.TRUE 33. NOT GIVEN
34. TRUE 35. FALSE 36. B 37. E 38. G 39. A 40. D