SAVING LANGUAGE

SAVING LANGUAGE
SAVING LANGUAGE
  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.
Danh mục: Từ khóa: ,

Xem trước mẫu

SAVING LANGUAGE

For the first time, linguists have put a price on language. To save a language from extinction isn’t cheap – but more and more people are arguing that the alternative is the death of communities

There is nothing unusual about a single language dying. Communities have come and gone throughout history, and with them their language. But what is happening today is extraordinary, judged by the standards of the past. It is language extinction on a massive scale. According to the best estimates, there are some 6,000 languages in the world. Of these, about half are going to die out in the course of the next century: that’s 3,000 languages in 1,200 months. On average, there is a language dying out somewhere in the world every two weeks or so.

How do we know? In the course of the past two or three decades, linguists all over the world have been gathering comparative data. If they find a language with just a few speakers left, and nobody is bothering to pass the language on to the children, they conclude that language is bound to die out soon. And we have to draw the same conclusion if a language has less than 100 speakers. It is not likely to last very long. A 1999 survey shows that 97 per cent of the world’s languages are spoken by just four per cent of the people.

It is too late to do anything to help many languages, where the speakers are too few or too old, and where the community is too busy just trying to survive to care about their language. But many languages are not in such a serious position. Often, where languages are seriously endangered, there are things that can be done to give new life to them. It is called revitalisation.

Once a community realises that its language is in danger, it can start to introduce measures which can genuinely revitalise. The community itself must want to save its language. The culture of which it is a part must need to have a respect for minority languages. There needs to be funding, to support courses, materials, and teachers. And there need to be linguists, to get on with the basic task of putting the language down on paper. That’s the bottom line: getting the language documented – recorded, analysed, written down. People must be able to read and write if they and their language are to have a future in an increasingly computer- literate civilisation.

But can we save a few thousand languages, just like that? Yes, if the will and funding were available. It is not cheap, getting linguists into the field, training local analysts, supporting the community with language resources and teachers, compiling grammars and dictionaries, writing materials for use in schools. It takes time, lots of it, to revitalise an endangered language. Conditions vary so much that it is difficult to generalise, but a figure of $ 100,000 a year per language cannot be far from the truth. If we devoted that amount of effort over three years for each of 3,000 languages, we would be talking about some $900 million.

There are some famous cases which illustrate what can be done. Welsh, alone among the Celtic languages, is not only stopping its steady decline towards extinction but showing signs of real growth. Two Language Acts protect the status of Welsh now, and its presence is increasingly in evidence wherever you travel in Wales.

On the other side of the world, Maori in New Zealand has been maintained by a system of so- called ‘language nests’, first introduced in 1982. These are organisations which provide children under five with a domestic setting in which they are intensively exposed to the language. The staff are all Maori speakers from the local community. The hope is that the children will keep their Maori skills alive after leaving the nests, and that as they grow older they will in turn become role models to a new generation of young children. There are cases like this all over the world. And when the reviving language is associated with a degree of political autonomy, the growth can be especially

...

BẢO VỆ NGÔN NGỮ

Lần đầu tiên, các nhà ngôn ngữ học đã định giá cho ngôn ngữ. Cái giá để cứu một ngôn ngữ khỏi sự tuyệt chủng thì không hề rẻ – nhưng ngày càng có nhiều người tranh cãi rằng nếu không làm điều này sẽ dẫn đến cái chết của các cộng đồng

Không có gì bất thường về một ngôn ngữ có thể bị mất đi. Nhiều cộng đồng đã sinh ra và mất đi trong suốt thời gian lịch sử, và cùng với đó là ngôn ngữ của họ. Nhưng những gì đang diễn ra ngày nay thật phi thường, nếu đánh giá theo tiêu chuẩn của quá khứ. Đó là sự tuyệt chủng ngôn ngữ trên quy mô lớn. Theo ước tính đáng tin nhất, có khoảng 6.000 ngôn ngữ trên thế giới. Trong số này, khoảng một nửa sẽ biến mất trong thế kỷ tới: đó là 3.000 ngôn ngữ trong 1.200 tháng. Trung bình, sẽ có một ngôn ngữ bị mất đi ở đâu đó trên thế giới cứ sau hai tuần hoặc lâu hơn.

Làm sao chúng ta có thể biết được? Trong hai hoặc ba thập kỷ qua, các nhà ngôn ngữ học trên khắp thế giới đã thu thập các dữ liệu so sánh. Nếu họ tìm thấy một ngôn ngữ chỉ còn lại một vài người nói và không ai bận tâm đến việc truyền ngôn ngữ đó cho lũ trẻ, họ kết luận rằng ngôn ngữ đó chắc chắn sẽ sớm mất đi. Và chúng ta cũng phải rút ra kết luận tương tự nếu một ngôn ngữ có ít hơn 100 người nói. Nó không thể tồn tại lâu. Một cuộc khảo sát năm 1999 cho thấy rằng 97% ngôn ngữ trên thế giới chỉ được 4% dân số sử dụng.

Đã quá muộn để hành động nhằm giúp đỡ các ngôn ngữ, mà người nói quá ít hoặc quá già, và ở cộng đồng quá bận rộn chỉ để cố gắng tồn tại mà không quan tâm đến ngôn ngữ của họ. Nhưng cũng có nhiều ngôn ngữ không ở trong tình trạng nghiêm trọng như vậy. Thông thường, ở những nơi mà ngôn ngữ đang bị đe dọa nghiêm trọng, có những điều có thể được thực hiện để mang lại cuộc sống mới cho chúng. Nó được gọi là sự hồi sinh.

Một khi cộng đồng nhận ra rằng ngôn ngữ của mình đang gặp nguy hiểm, họ có thể đưa ra các biện pháp để hồi sinh nó một cách mạnh mẽ. Bản thân cộng đồng phải thật sự muốn lưu giữ ngôn ngữ của mình. Mỗi nền văn hóa đều cần phải tôn trọng các ngôn ngữ thiểu số như một phần bắt buộc của nó. Cần phải có kinh phí, để hỗ trợ các chi phí cho khóa học, tài liệu và giáo viên. Và cần phải có những nhà ngôn ngữ học, để thực hiện nhiệm vụ cơ bản là đưa ngôn ngữ ra giấy. Đó là điểm mấu chốt: đưa ngôn ngữ vào tài liệu – ghi lại, phân tích, viết ra. Mọi người đều phải có khả năng đọc và viết nếu họ và ngôn ngữ của họ muốn có tương lai trong một nền văn minh máy tính ngày càng phổ biến.

Nhưng liệu chúng ta có thể cứu được vài nghìn ngôn ngữ, chỉ bằng cách như vậy không? Có, nếu ta có ý chí và có sẵn kinh phí. Chi phí không phải là rẻ, thu hút các nhà ngôn ngữ học vào hoạt động thực địa, đào tạo các nhà phân tích địa phương, hỗ trợ cộng đồng với các nguồn lực ngôn ngữ và giáo viên, biên soạn ngữ pháp và từ điển, viết tài liệu để sử dụng trong các trường học. Cần rất nhiều thời gian để hồi sinh một ngôn ngữ đang bị đe dọa. Các điều kiện khác nhau nhiều đến mức rất khó để khái quát hóa, nhưng con số 100.000 đô la một năm cho mỗi ngôn ngữ thì có thể vẫn chưa đủ. Nếu chúng ta dùng số tiền đó trong ba năm cho mỗi 3.000 ngôn ngữ, chúng ta sẽ tốn khoảng 900 triệu đô la.

Một số trường hợp nổi tiếng có thể chứng minh cho những kêt quả đã đạt được. Tiếng Wales, khác biệt so với các ngôn ngữ Celt, không chỉ dừng sự suy giảm hướng tới tuyệt chủng mà còn cho thấy những dấu hiệu của sự phát triển thực sự. Với hai Đạo luật ngôn ngữ bảo vệ tiếng Wales hiện nay và sự hiện diện của nó ngày càng được chứng minh rõ ràng ở bất cứ nơi nào bạn đến du lịch ở xứ Wales.

Ở phía bên kia thế giới, tiếng Maori ở New Zealand đã được duy trì bởi một hệ thống gọi là ‘tổ ngôn ngữ’, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1982. Đây là những tổ chức cung cấp cho trẻ em dưới năm tuổi một môi trường gia đình, mà trong đó chúng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ. Các nhân viên đều là những người nói tiếng Maori từ cộng đồng địa phương. Hy vọng rằng những đứa trẻ sẽ giữ được các kỹ năng sử dụng tiếng Maori của chúng sau khi rời khỏi tổ, và khi chúng lớn lên, chúng

...

Để xem được đầy đủ nội dung và tải dữ liệu, bạn phải trở thành thành viên của chúng tôi và trả phí cho tài liệu (nếu có)