The future of the World’s Language

99,000

The future of the World's Language
The future of the World’s Language

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

The future of the World’s Language

Of the world’s 6,500 living languages, around half are expected to the out by the end of this century, according to UNESCO. Just 11 are spoken by more than half of the earth’s population, so it is little wonder that those used by only a few are being left behind as we become a more homogenous, global society. In short, 95 percent of the world’s languages are spoken by only five percent of its population—a remarkable level of linguistic diversity stored in tiny pockets of speakers around the world. Mark Turin, a university professor, has launched WOLP (World Oral Language Project) to prevent the language from the brink of extinction.

He is trying to encourage indigenous communities to collaborate with anthropologists around the world to record what he calls “oral literature” through video cameras, voice recorders and other multimedia tools by awarding grants from a £30,000 pot that the project has secured this year. The idea is to collate this literature in a digital archive that can be accessed on demand and will make the nuts and bolts of lost cultures readily available.

For many of these communities, the oral tradition is at the heart of their culture. The stories they tell are creative as well as communicative. Unlike the languages with celebrated written traditions, such as Sanskrit, Hebrew and Ancient Greek, few indigenous communities have recorded their own languages or ever had them recorded until now.

The project suggested itself when Turin was teaching in Nepal. He wanted to study for a PhD in endangered languages and, while discussing it with his professor at Leiden University in the Netherlands, was drawn to a map on his tutor’s wall. The map was full of pins of a variety of colours which represented all the world’s languages that were completely undocumented. At random, Turin chose a “pin” to document. It happened to belong to the Thangmi tribe, an indigenous community in the hills east of Kathmandu, the capital of Nepal. “Many of the choices anthropologists and linguists who work on these traditional field-work projects are quite random,” he admits.

Continuing his work with the Thangmi community in the 1990s, Turin began to record the language he was hearing, realising that not only was this language and its culture entirely undocumented, it was known to few outside the tiny community. He set about trying to record their language and myth of origins. “I wrote 1,000 pages of grammar in English that nobody could use—but I realised that wasn’t enough. It wasn’t enough for me, it wasn’t enough for them. It simply wasn’t going to work as something for the community. So then I produced this trilingual word list in Thangmi, Nepali and English.”

In short, it was the first ever publication of that language. That small dictionary is still sold in local schools for a modest 20 rupees, and used as part of a wider cultural regeneration process to educate children about their heritage and language. The task is no small undertaking: Nepal itself is a country of massive ethnic and linguistic diversity, home to 100 languages from four different language families. What’s more, even fewer ethnic Thangmi speak the Thangmi language. Many of the community members have taken to speaking Nepali, the national language taught in schools and spread through the media, and community elders are dying without passing on their knowledge.

Despite Turin’s enthusiasm for his subject, he is baffled by many linguists’ refusal to engage in the issue he is working on. “Of the 6,500 languages spoken on Earth, many do not have written traditions and many of these spoken forms are endangered,” he says. “There are more linguists in universities around the world than there are spoken languages—but most of them aren’t working on this issue. To me it’s amazing that in this day and age, we still have an entirely incomplete image of the world’s linguistic diversity. People do PhDs on the apostrophe in French, yet we still don’t know how many languages are spoken.”

“When a language becomes endangered, so too does a cultural world view. We want to engage with indigenous people to document their myths and folklore, which can be harder to find funding for if you are based outside Western universities.”

Yet, despite the struggles facing initiatives such as the World Oral Literature Project, there are historical examples that point to the possibility that language restoration is no mere academic pipe dream. The revival of a modern form of Hebrew in the 19th century is often cited as one of the best proofs that languages long dead, belonging to small communities, can be resurrected and embraced by a large number of people. By the 20th century, Hebrew was well on its way to becoming the main language of the Jewish population of both Ottoman and British Palestine. It is now spoken by more than seven million people in Israel.

Yet, despite the difficulties these communities face in saving their languages, Dr Turin believes that the fate of the world’s endangered languages is not sealed, and globalisation is not necessarily the nefarious perpetrator of evil it is often presented to be. “I call it the globalisation paradox: on the one hand globalisation and rapid socio-economic change are the things that are eroding and challenging diversity But on the other, globalisation is providing us with new and very exciting tools and facilities to get to places to document those things that globalisation is eroding. Also, the communities at the coal-face of change are excited by what globalisation has to offer.”

In the meantime, the race is on to collect and protect as many of the languages as possible, so that the Rai Shaman in eastern Nepal and those in the generations that follow him can continue their traditions and have a sense of identity. And it certainly is a race: Turin knows his project’s limits and believes it inevitable that a large number of those languages will disappear. “We have to be wholly realistic. A project like ours is in no position, and was not designed, to keep languages alive. The only people who can help languages survive are the people in those communities themselves. They need to be reminded that it’s good to speak their own language and I think we can help them do that—becoming modem doesn’t mean you have to lose your language.”

 

Questions 27-31: Complete the summary using the list of words, A-J, below. Write the correct letter, A-J, in boxes 27-31 on your answer sheet.

Of the world’s 6,500 living languages, about half of them are expected to be extinct. Most of the world’s languages are spoken by a 27……………………. of people. However, Professor Turin set up a project WOLP to prevent  28……..… of the languages. The project provides the community with 29…… to enable people to record their endangered languages. The oral tradition has great cultural 30……………………….…. An important 31………….….. between languages spoken by few people and languages with celebrated written documents existed in many communities.
  1. Similarity
  2. Significance
  3. Funding
  4. Minority
  5. Education
  6. Difference
  7. Education
  8. Diversity
  9. Majority
  10. disappearance

Questions 32-35: TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN

  1. Turin argued that anthropologists and linguists usually think carefully before selecting an area to research.
  2. Turin concluded that the Thangmi language had few similarities with other languages.
  3. Turin has written that 1000-page document was inappropriate for Thangmi community;
  4. Some Nepalese schools lack resources to devote to language teaching.

Questions 36-40: Choose the correct letter, A, B, C or D. 

36. Why does Turin say people do PhDs on the apostrophe in French?

  1. He believes that researchers have limited role in the research of languages.
  2. He compares the methods of research into languages.
  3. He thinks research should result in a diverse cultural outlook.
  4. He holds that research into French should focus on more general aspects.
37. What is discussed in the ninth paragraph?

  1. Forces driving people to believe endangered languages can survive.
  2. The community where people distrust language revival.
  3. The methods of research that have improved language restoration.
  4. Initiatives the World Oral Literature Project is bringing to Israel.
38. How is the WOLP’s prospect?

  1. It would not raise enough funds to achieve its aims.
  2. It will help keep languages alive.
  3. It will be embraced by a large number of people.
  4. It has chance to succeed to protect the engendered languages.
39. What is Turin’s main point of globalisation?

  1. Globalisation is the main reason for endangered language.
  2. Globalisation has both advantages and disadvantages.
  3. We should have a more critical view of globalisation.
  4. We should foremost protect our identity in face of globalisation.
40. What does Turin suggest that community people should do?

  1. Learn other languages.
  2. Only have a sense of identity.
  3. Keep up with the modern society without losing their language.
  4. Join the race to protect as many languages as possible but be realistic.

 

Tương lai của ngôn ngữ trên thế giới

Theo UNESCO, trong số 6.500 ngôn ngữ đang được sử dụng trên toàn thế giới, khoảng một nửa được dự đoán sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này. Chỉ có 11 ngôn ngữ được hơn một nửa dân số trái đất sử dụng, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi những ngôn ngữ chỉ được số ít người sử dụng đang dần bị mai một khi chúng ta ngày càng tiến đến một xã hội toàn cầu, đồng nhất hơn. Tóm lại, 95% ngôn ngữ trên thế giới được nói bởi chỉ 5% dân số – một mức độ đa dạng ngôn ngữ đáng kể được lưu giữ trong một phần rất nhỏ số lượng người từ khắp nơi trên thế giới. Mark Turin, một giáo sư đại học, đã phát động WOLP (Dự án Ngôn ngữ Truyền miệng Thế giới) để cứu các ngôn ngữ đang trên bờ vực bờ vực tuyệt chủng.

Ông đang cố gắng khuyến khích các cộng đồng bản địa cộng tác với các nhà nhân chủng học trên khắp thế giới để lưu trữ lại thứ mà ông gọi là “văn học truyền miệng” thông qua camera ghi hình, máy ghi âm và các công cụ đa phương tiện khác bằng khoản tài trợ từ 30.000 bảng Anh mà dự án đã đảm bảo được trong năm nay. Ý tưởng là đối chiếu tài liệu này trong một kho lưu trữ kỹ thuật số có thể được truy cập theo yêu cầu và sẽ giúp việc tìm hiểu một cách chi tiết về các nền văn hóa đã mất trở nên nhanh chóng dễ dàng.

Đối với nhiều cộng đồng kiểu này, sự truyền khẩu là trung tâm trong nền văn hóa của họ. Những câu chuyện họ kể mang tính sáng tạo cũng như tính dễ lan truyền. Không giống như các ngôn ngữ có truyền thống chữ viết nổi tiếng như tiếng Phạn, tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp cổ đại, cho đến hiện tại rất ít cộng đồng bản địa ghi chép lại hoặc được đề nghị chép lại ngôn ngữ của riêng họ.

Ý tưởng về dự án được nảy ra tình cờ khi Turin đang giảng dạy ở Nepal. Ông muốn nghiên cứu ở bậc tiến sĩ về các ngôn ngữ có nguy cơ biến mất và trong khi thảo luận với giáo sư của mình tại Đại học Leiden ở Hà Lan,  một bản đồ đã được vẽ lên bức tường của giáo sư. Bản đồ có đầy các đinh ghim với nhiều màu sắc khác nhau thể hiện tất cả các ngôn ngữ trên thế giới mà hoàn toàn không có tài liệu ghi chép lại. Turin đã chọn ngẫu nhiên một “ghim” để làm tài liệu. Nó tình cờ thuộc về bộ tộc Thangmi, một cộng đồng bản địa sống ở vùng đồi núi phía đông Kathmandu, thủ đô của Nepal. Ông thừa nhận: “Nhiều sự lựa chọn của các nhà nhân chủng học và ngôn ngữ học khi làm việc trong các dự án trên thực địa truyền thống này là khá ngẫu nhiên.

Tiếp tục công việc của mình với cộng đồng Thangmi vào những năm 1990, Turin bắt đầu ghi lại ngôn ngữ mà ông đang nghe và nhận ra rằng ngôn ngữ này và văn hóa của nó không chỉ hoàn toàn chưa từng có tư liệu nào ghi lại mà cũng rất ít người bên ngoài cộng đồng nhỏ bé này biết đến nó. Ông bắt đầu cố gắng ghi chép lại ngôn ngữ và giai thoại về nguồn gốc của họ. “Tôi đã viết 1.000 trang ngữ pháp bằng tiếng Anh mà không ai có thể sử dụng chúng – nhưng tôi nhận ra rằng như vậy vẫn chưa đủ. Đối với tôi như vậy là không đủ, với họ cũng là không đủ. Đơn giản là nó không tạo ra lợi ích nào đó cho cộng đồng. Vì vậy, sau đó tôi đã tạo ra danh sách từ vựng với ba thứ tiếng là Thangmi, tiếng Nepal và tiếng Anh. ”

Tóm lại, đó là ấn phẩm đầu tiên về ngôn ngữ này. Cuốn từ điển nhỏ đó vẫn đang được bán trong các trường học tại địa phương với giá khiêm tốn 20 rupee, và được sử dụng như một phần của quá trình tái tạo văn hóa trên quy mô rộng lớn hơn để giáo dục trẻ em về di sản và ngôn ngữ của chúng. Khối lượng công việc là không hề nhỏ: Bản thân Nepal là một quốc gia đa sắc tộc và ngôn ngữ, là quê hương của 100 ngôn ngữ từ bốn ngữ hệ khác nhau. Hơn nữa, thậm chí chỉ một vài tộc người Thangmi nói tiếng Thangmi. Nhiều thành viên trong cộng đồng đã bắt đầu nói tiếng Nepal, ngôn ngữ quốc gia được giảng dạy trong trường học và được phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông, còn những người lớn tuổi trong cộng đồng đang dần qua đời mà không thể truyền lại kiến thức của họ.

Bất chấp sự nhiệt tình của Turin đối với đề tài của mình, ông gặp khó khăn bởi nhiều nhà ngôn ngữ học từ chối tham gia vào vấn đề mà ông đang nghiên cứu. Ông nói: “Trong số 6.500 ngôn ngữ được sử dụng trên Trái đất, nhiều ngôn ngữ không có dạng chữ viết và nhiều ngôn ngữ nói trong số này đang bị đe dọa. “Có nhiều nhà ngôn ngữ học trong các trường đại học trên khắp thế giới hơn số lượng ngôn ngữ nói — nhưng hầu hết họ đều không tham gia giải quyết vấn đề này. Đối với tôi, thật đáng kinh ngạc khi trong thời đại ngày nay, chúng ta vẫn không có được một bức tranh đầy đủ về sự đa dạng ngôn ngữ của thế giới. Mọi người làm tiến sĩ về dấu lược trong tiếng Pháp, nhưng chúng tôi vẫn không biết có bao nhiêu ngôn ngữ được nói”.

“Khi một ngôn ngữ trở nên nguy cấp, thì thế giới quan về văn hóa cũng vậy. Chúng tôi muốn tham gia với những người bản địa để ghi lại các giai thoại và văn hóa dân gian của họ, khó có thể tìm kiếm tài trợ từ bên ngoài các trường đại học phương Tây.” 

Tuy nhiên, bất chấp những sáng kiến phải đối mặt với nhiều thử thách như Dự án Văn học Truyền khẩu Thế giới, vẫn có những bằng chứng lịch sử cho thấy khả năng khôi phục ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là một giấc mơ mang tính học thuật viển vông. Sự hồi sinh một dạng hiện đại của tiếng Do Thái vào thế kỷ 19 thường được coi là một trong những bằng chứng tốt nhất cho thấy các ngôn ngữ đã chết từ lâu, thuộc về các cộng đồng nhỏ, có thể được khôi phục và được một số lượng lớn người chấp nhận. Đến thế kỷ 20, tiếng Do Thái đang trên đường trở thành ngôn ngữ chính của người Do Thái ở cả Ottoman và Palestine thuộc Anh. Hiện có hơn bảy triệu người ở Israel nói ngôn ngữ này.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn mà các cộng đồng này gặp phải trong việc bảo tồn ngôn ngữ của họ, Tiến sĩ Turin tin rằng số phận của các ngôn ngữ đang bị đe dọa trên thế giới chưa phải đã bị định đoạt, và toàn cầu hóa không nhất thiết bị coi là thủ phạm xấu xa của cái ác mà người ta thường gán cho nó. “Tôi gọi đó là nghịch lý toàn cầu hóa: một mặt toàn cầu hóa và sự thay đổi kinh tế xã hội nhanh chóng là những thứ đang làm mai một và thách thức sự đa dạng. Nhưng mặt khác, toàn cầu hóa cung cấp cho chúng ta những công cụ và phương tiện mới và rất thú vị để đi đến nhiều nơi và ghi chép lại những điều mà toàn cầu hóa đang gây xói mòn. Ngoài ra, các cộng đồng khi đối mặt thực sự với thay đổi rất phấn khích trước những gì mà toàn cầu hóa mang lại ”.

Trong khi đó, cuộc đua vẫn đang tiếp tục để thu thập và bảo vệ càng nhiều ngôn ngữ càng tốt, để cho Rai Shaman ở miền đông Nepal và những người thuộc các thế hệ kế tiếp của ông có thể tiếp tục truyền thống của họ và có ý thức về bản sắc riêng. Và đó chắc chắn là một cuộc đua: Turin biết giới hạn đối với dự án của mình và hiểu rằng không thể tránh được việc một số lượng lớn các ngôn ngữ đó sẽ biến mất. “Chúng ta phải hoàn toàn thực tế. Một dự án như của chúng tôi không có vị trí nào và không được thiết kế để giúp cho các ngôn ngữ tồn tại. Những người duy nhất có thể giúp các ngôn ngữ sống sót là chính những người sống trong các cộng đồng đó. Họ cần được nhắc nhở rằng nên nói ngôn ngữ của họ và tôi nghĩ chúng tôi có thể giúp họ làm điều đó — trở nên hiện đại không đồng nghĩa với việc bạn phải đánh mất ngôn ngữ của mình”.

Câu hỏi 27-31: Hoàn thành bản tóm tắt bằng cách sử dụng danh sách các từ, A-J, bên dưới. Điền đúng chữ cái A-J vào ô 27-31 trên phiếu trả lời của bạn.

Trong số 6.500 ngôn ngữ đang tồn tại trên thế giới, khoảng một nửa trong số chúng được cho là sẽ bị tuyệt chủng. Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới được nói bởi một 27 ……………………. người. Tuy nhiên, Giáo sư Turin đã thiết lập một dự án WOLP để ngăn chặn 28 …………… của các ngôn ngữ. Dự án cung cấp cho cộng đồng 29……….… để cho phép mọi người ghi lại các ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng của họ. Truyền khẩu có 30 ……… văn hóa lớn. 31 ………….… .. quan trọng giữa ngôn ngữ được ít người nói và ngôn ngữ có các tài liệu có chữ viết nổi tiếng đã tồn tại trong nhiều cộng đồng.
  1. Tương tự nhau
  2. Ý nghĩa
  3. Kinh phí
  4. Thiểu số
  5. Giáo dục
  6. Sự khác biệt
  7. Giáo dục
  8. Đa dạng
  9. Số đông
  10. biến mất

Câu hỏi 32-35: TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN

  1. Turin cho rằng các nhà nhân chủng học và ngôn ngữ học thường suy nghĩ cẩn thận trước khi chọn một lĩnh vực để nghiên cứu.
  2. Turin kết luận rằng ngôn ngữ Thangmi có ít điểm tương đồng với các ngôn ngữ khác.
  3. Turin đã viết rằng tài liệu 1000 trang không phù hợp với cộng đồng Thangmi;
  4. Một số trường học ở Nepal thiếu nguồn lực để dành cho việc giảng dạy ngôn ngữ.

Câu hỏi 36-40: Chọn chữ cái đúng, A, B, C hoặc D. 

36. Tại sao Turin nói đến việc mọi người làm tiến sĩ về dấu lược trong tiếng Pháp?

  1. Ông tin rằng các nhà nghiên cứu có vai trò hạn chế trong việc nghiên cứu ngôn ngữ.
  2. Ông so sánh các phương pháp nghiên cứu với các ngôn ngữ.
  3. Ông cho rằng nghiên cứu sẽ tạo ra một cái nhìn đa dạng về văn hóa.
  4. Ông cho rằng nghiên cứu về tiếng Pháp nên tập trung vào các khía cạnh tổng quan hơn.
37. Điều gì được thảo luận trong đoạn văn thứ chín?

  1. Buộc mọi người tin rằng những ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng có thể sống sót.
  2. Cộng đồng nơi mọi người không tin tưởng vào sự hồi sinh của ngôn ngữ.
  3. Các phương pháp nghiên cứu đã cải thiện việc khôi phục ngôn ngữ.
  4. Những sáng kiến mà Dự án Văn học Truyền miệng Thế giới đang mang đến cho Israel.
38. Triển vọng của WOLP như thế nào?

  1. Sẽ không huy động đủ kinh phí để đạt được mục tiêu của mình.
  2. Sẽ giúp cho ngôn ngữ tồn tại.
  3. Sẽ được đông đảo mọi người đón nhận.
  4. Có cơ hội thành công để bảo vệ các ngôn ngữ đang bị nguy hiểm.
39. Quan điểm chính của Turin về toàn cầu hóa là gì?

  1. Toàn cầu hóa là lý do chính khiến ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng.
  2. Toàn cầu hóa có cả mặt lợi và mặt hại.
  3. Chúng ta nên có một cái nhìn khắt khe hơn về toàn cầu hóa.
  4. Trước hết, chúng ta nên bảo vệ bản sắc của mình khi đối mặt với toàn cầu hóa.
40. Turin đề nghị người dân trong cộng đồng nên làm gì?

  1. Học các ngôn ngữ khác.
  2. Chỉ có ý thức về bản sắc riêng.
  3. Bắt kịp với xã hội hiện đại mà không làm mất đi ngôn ngữ của họ.
  4. Tham gia cuộc đua để bảo vệ càng nhiều ngôn ngữ càng tốt nhưng phải thực tế.

 

27. D 28. J 29. C 30. B 31. F 32. FALSE 33. NOT GIVEN
34. TRUE 35. NOT GIVEN 36. A 37. A 38. D 39. B 40. C