Vua của các loại trái cây
A. Có một sự thật rõ ràng rằng: bạn sẽ ngửi thấy loại quả này, trước khi bạn nhìn thấy nó. Hương (hoặc là mùi?) của nó sẽ khiến bạn choáng ngợp (hoặc buồn nôn?). Một người có thể sẽ thích thú tận hưởng mùi hương của nó, hoặc sẽ kinh tởm co người lại. Đó có phải là quả hạnh nhân ngọt ngào với sữa trứng vani và một chút rượu whisky? Hay là những đôi tất cũ điểm xuyến bằng hành tây thối và vụn nhựa thông? Dù thế nào cũng không thể mô tả được thứ được coi là loại trái cây kỳ lạ nhất trên hành tinh — sầu riêng, một loại trái cây ưa thích ở Đông Nam Á, thường được gọi là “vua của các loại trái cây”.
B. Xét theo nhiều khía cạnh thì danh hiệu này là không ngoa. Càng chín, sầu riêng càng to và ấn tượng. To bằng quả bóng rổ, nặng tới 3 kg và đáng chú ý nhất là được bao phủ bởi lớp vỏ gai dày và cứng, sầu riêng toát lên vẻ uy nghiêm hoàng tộc. Những chiếc gai sắc đến nỗi ngay cả việc cầm nắm một quả to cũng rất khó khăn. Ở các siêu thị, chúng thường được cho vào túi lưới để dễ kiểm soát, trong khi muốn tách phần thịt quả thì phải dùng găng dày bảo vệ tay, cùng với khả năng dùng dao tinh tế và khéo léo, và một nỗ lực không nhỏ. Người ta có thể hiểu tại sao việc bóc thịt quả, gói lại và mua trực tiếp ngày càng phổ biến ở các chợ phương Tây.
C. Điều này khiến người ta tự hỏi tại sao thiên nhiên lại tạo ra một loại trái cây đậm mùi trong một cái vỏ bất tiện như vậy. Nhưng thế giới tự nhiên thông minh hơn người ta nghĩ. Đầu tiên, mùi hăng đó tạo điều kiện các loài động vật tại các nơi sầu riêng hoang dã bắt nguồn như các khu rừng nhiệt đới rậm rạp ở Brunei, Indonesia và Malaysia dễ dàng phát hiện hơn. Khi quả rơi xuống và vỏ bắt đầu nứt ra, hươu, lợn, đười ươi và voi hoang dã sẽ dễ được thu hút đến, xác định đường đi từ cách xa hàng trăm mét trực tiếp đến cây. Trí thông minh thứ hai của tự nhiên thể hiện ở chỗ: vì các hạt bên trong khá lớn, cây sầu riêng cần những động vật lớn hơn tương ứng ăn, nuốt và vận chuyển những hạt này đi, đây chính là lý do cho chiếc vỏ cứng đầy gai của nó. Chỉ những loài động vật lớn nhất và khỏe nhất mới có thể xử lý cái vỏ này.
D. Và họ đang tìm kiếm điều gì? Khi mở vỏ ngoài ra, một lớp mềm trắng xuất hiện, trong đó là các múi thịt quả mềm màu vàng nhạt, được chia thành các thùy. Mỗi thùy chứa một hạt lớn màu nâu bên trong. Mặc dù bản thân những hạt này có thể được nấu chín và ăn được, nhưng chính phần thịt xung quanh mới là thứ người ta xôn xao. Một trong những mô tả hay nhất đến từ nhà tự nhiên học người Anh, Alfred Wallace. Trải nghiệm được viết vào năm 1856 của ông cũng là trải nghiệm điển hình của nhiều người, và chắc chắn là của tôi. Lúc đầu, ông rất khổ sở vượt qua cái “mùi thơm bất đồng”, nhưng khi “ăn nó ngoài trời” thì thấy thịt quả có “độ dẻo mượt mà, không chua, không ngọt cũng không mọng nước; nhưng nó không muốn những phẩm chất này, vì bản thân nó đã hoàn hảo”. Ông “ngay lập tức trở thành một người ăn sầu riêng chính hiệu”. Chính xác là thế!
E. Trên thực tế, hương vị có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào giai đoạn chín và phương pháp bảo quản. Ở miền Nam Thái Lan, người dân chuộng sầu riêng non hơn, với kết cấu chắc hơn và hương vị nhẹ nhàng hơn, trong khi ở Malaysia, người ta ưa chuộng để sầu riêng rụng tự nhiên, sau đó chín tiếp trong quá trình vận chuyển. Từ đó dẫn đến một kết cấu giống như bơ và hương thơm riêng biệt, thường được lên men nhẹ. Dù là gì đi chăng nữa, thì chính độ kem đặc mịn này giúp sầu riêng dễ dàng kết hợp với các món ngon Đông Nam Á khác, từ kẹo và bánh ngọt, đến sữa lắc và kem hiện đại. Sầu riêng cũng có thể xuất hiện trong bữa ăn, được trộn với rau hoặc ớt, và sầu riêng thứ cấp (không phù hợp để con người hấp thụ trực tiếp) được lên men thành bột nhão, dùng trong nhiều món cơm địa phương.
F. Nhờ sự yêu thích đó mà sầu riêng được trồng rộng rãi, mặc dù loại cây này chỉ thích ứng với khí hậu nhiệt đới – ví dụ, chỉ ở những vùng phía bắc của
...