The Significant Role of Mother Tongue in Education

Cuộn xuống để xem nội dung của bạn.

Đăng ký thành viên thân thiết để có thể tải nội dung này và xem thêm nhiều nội dung bị giới hạn khác

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

The Significant Role of Mother Tongue in Education

One consequence of population mobility is an increasing diversity within schools. To illustrate, in the city of Toronto in Canada, 58% of kindergarten pupils come from homes where English is not the usual language of communication. Schools in Europe and North America have experienced this diversity for years, and educational policies and practices vary widely between countries and even within countries. Some political parties and groups search for ways to solve the problem of diverse communities and their integration in schools and society. However, they see few positive consequences for the host society and worry that this diversity threatens the identity of the host society. Consequently, they promote unfortunate educational policies that will make the “problem” disappear. If students retain their culture and language, they are viewed as less capable of identifying with the mainstream culture and learning the mainstream language of the society.

The challenge for educator and policy-makers is to shape the evolution of national identity in such a way that rights of all citizens (including school children) are respected, and the cultural linguistic, and economic resources of the nation are maximised. To waste the resources of the nation by discouraging children from developing their mother tongues is quite simply unintelligent from the point of view of national self-interest. A first step in providing an appropriate education for culturally and linguistically diverse children is to examine what the existing research says about the role of children’s mother tongues in their educational development.

In fact, the research is very clear. When children continue to develop their abilities in two or more languages throughout their primary school, they gain a deeper understanding of language and how to use it effectively. They have more practice in processing language, especially when they develop literacy in both. More than 150 research studies conducted during the past 25 years strongly support what Goethe, the famous eighteenth-century German philosopher, once said: the person who knows only one language dose not truly know that language. Research suggests that bilingual children may also develop more flexibility in their thinking as a result of processing information through two different languages.

The level of development of children;s mother tongue is a strong predictor of their second language development. Children who come to school with a solid foundation in their mother tongue develop stronger literacy abilities in the school language. When parents and other caregivers (e.g. grandparents) are able to spend time with their children and tell stories or discuss issues with them in a way that develops their mother tongue, children come to school well-prepared to learn the school language and succed educationally. Children’s knowledge and skills transfer across languages from the mother tongue to the school language. Transfer across languages can be two-way: both languages nurture each other when the educational environment permits children access to both languages.

Some educators and parents are suspicious of mother tongue-based teaching programs because they worry that they take time away from the majority language. For exampie, in a bilingual program when 50% of the time is spent teaching through children’s home language and 50% through the majority language, surely children won’t progress as far in the latter? One of the most strongly established findings of educational research, however, is that well-implemented bilingual programs can promote literracy and subject-matter knowledge in a minority language without any negative effects on children’s development in the majority language. Within Europe, the Foyer program in Belgium, which develops children’s speaking and literacy abilities in three languages (their mother tongue, Dutch and French), most clearly illustrates the benefits of bilingual and trilingual education (see Cummins, 2000).

It is easy to understand how this happens. When children are learning through a minority language, they are learning concepts and intellectual skills too. Pupils who know how to tell the time in their mother tongue understand the concept of telling time. In order to tell time in the majority language, they do not need to re-learn the concept. Similarly, at more advanced stages, there, is transfer across languages in other skills such as knowing how to distinguish the main idea from the supporting details of a written passage or story, and distinguishing fact from opinion. Studies of secondary school pupils are providing interesting findings in this area, and it would be worth extending this research.

Many people marvel at how quickfy bilingual children seem to “pick up” conversational skills in the majority language at school (although it takes much longer for them to catch up with native speakers in academic language skills). However, educators are often much less aware of how quickly children can lose their ability to use their mother tongue, even in the home context. The extent and rapidity of language loss will vary according to the concentration of families from a particular linguistic group in the neighborhood. Where the mother tongue is used extensively in the community, then language loss among young children will be less. However, where language communities are not concentrated in particular neighborhoods, children can lose their ability to communicate in their mother tongue within 2-3 years of starting school. They may retain receptive skills in the language but they will use the majority language, in speaking with their peers and siblings and in responding to their parents. By the time children become adolescents, the linguistic division between parents and children has become an emotional chasm. Pupils frequently become alienated from the cultures of both home and school with predictable results.

Questions 27-30: Choose the correct letter, A, B, C or D.

27. What point did the writer make in the second paragraph?

A.    Some present studies on children’s mother tongues are misleading.

B.    A culturally rich education programme benefits some children more than others.

C.    Bilingual children can make a valuable contribution to the wealth of a country.

D.    The law on mother toungue use at shool should be strengthened

28.Why does the writer refer to something that Goethe said?

A. to lend weight to his argument

B. to contradict some research

C. to introduce a new concept

D. to update current thinking

 

29. The writer believes that when young children have a firm grasp of their mother tongue

A.    they can teach older family members what they learnt at school

B.    they go on to do much better throughout their time at school.

C.    they can read stories about their cultural background.

D.    they develop stronger relationships with their family than with their peers

30. Why are some people suspicious about mother tongue-based teaching programmes?

A.    They worry that children will be slow to learn to read in either language.

B.    They think that children will confuse words in the two languages.

C.    They believe that the programmes will make children less interested in their lessons.

D.    They fear that the programmes will use up valuable time in the school day.

 

Questions 31-35: Complete the summary using the list of word, A-J, below.

Bilingual Children
It was often recorded that bilingual children acquire the 31…………. to converse in the majority language remarkable quickly. The fact that the mother tongue can disappear at a similar 32………….  is less well understood. This phenomenon depends, to a certain extent, on the proposition of people with the same linguistic background that have settled in a particular 33……………… If this is limited, children are likely to lose the active use of their mother tongue. And thus no longer employ it even with 34…………., although they may still understand it. It follows that teenager children in these circumstances experience a sense of 35…………… in relation to all aspects of their lives. A.    Teachers

B.    Schools

C.    Dislocation

D.    Rate

E.    Time

F.     Family

G.    Communication

H.    Type

I.      Ability

J.      area

Questions 36-40: YES/ NO/ NOT GIVEN

  1. Less than half of the children who attend kindergarten in Toronto have English as their mother tongue.
  2. Research proves that learning the host country language at school can have an adverse effect on a child’s mother tongue.
  3. The Foyer program is accepted by the French education system.
  4. Bilingual children are taught to tell the time earlier than monolingual children.
  5. Bilingual children can apply reading comprehension strategies acquired in one language when reading in the other.
27. C 28. A 29. B 30. D 31. I
32. D 33. J 34. F 35. C 36. YES
37. NO 38. NOT GIVEN 39. NOT GIVEN 40. YES

Vai trò quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong giáo dục

Một trong những hệ quả của sự dịch chuyển dân số là làm tăng tính đa dạng trong các trường học. Lấy ví dụ tại thành phố Toronto của Canada, 58% học sinh mẫu giáo đến từ những gia đình mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ giao tiếp thường ngày. Các trường học ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã chứng kiến sự đa dạng này trong nhiều năm, các chính sách và thực tiễn của nền giáo dục rất khác nhau giữa các quốc gia và ngay cả trong cùng một quốc gia. Một số đảng phái và nhóm chính trị tìm kiếm cách giải quyết vấn đề của các cộng đồng đa dạng này cũng như sự hòa nhập của họ trong phạm vi trường học và xã hội. Tuy nhiên, họ nhận thấy khá ít tác động tích cực đối với xã hội sở tại và lo ngại rằng sự đa dạng này đe dọa bản sắc của xã hội sở tại. Do đó, họ thúc đẩy các chính sách giáo dục sai lệch nhằm làm cho “vấn đề” biến mất. Nếu sinh viên vẫn giữ văn hóa và ngôn ngữ của mình, họ sẽ bị coi là kém hòa nhập với văn hóa chính thống và yếu về khả năng học ngôn ngữ chính thức của xã hội đó.

Thách thức đối với các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách là phải định hình sự phát triển của bản sắc dân tộc sao cho quyền của mọi công dân (bao gồm cả trẻ em đang đi học) được tôn trọng và các nguồn lực kinh tế cũng như ngôn ngữ văn hóa của quốc gia được tối đa hóa. Gây lãng phí tài nguyên của quốc gia bằng cách không khuyến khích trẻ em phát triển tiếng mẹ đẻ đơn giản là điều hoàn toàn không thông minh đứng trên quan điểm lợi ích quốc gia. Bước đầu tiên trong việc cung cấp một nền giáo dục thích hợp cho những trẻ em sống trong môi trường đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ là xem xét các nghiên cứu hiện có nói gì về vai trò tiếng mẹ đẻ của trẻ em trong sự phát triển giáo dục của chúng.

Trên thực tế, kết quả nghiên cứu rất rõ ràng. Khi trẻ tiếp tục phát triển khả năng của mình bằng hai ngôn ngữ trở lên trong suốt thời gian tiểu học, trẻ sẽ có được hiểu biết sâu hơn về ngôn ngữ và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả. Trẻ có nhiều cơ hội thực hành hơn trong quá trình xử lý ngôn ngữ, đặc biệt là khi chúng phát triển khả năng đọc viết của cả hai. Hơn 150 nghiên cứu được thực hiện trong suốt 25 năm qua đã củng cố mạnh mẽ cho điều mà Goethe, nhà triết học nổi tiếng người Đức ở thế kỷ mười tám, từng nói: người chỉ biết một ngôn ngữ thì không thực sự hiểu ngôn ngữ đó. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em sử dụng song ngữ cũng có thể phát triển tư duy linh hoạt hơn nhờ việc xử lý thông tin thông qua hai ngôn ngữ khác nhau.

Mức độ phát triển đối với tiếng mẹ đẻ của trẻ là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về khả năng phát triển ngôn ngữ thứ hai của chúng. Trẻ em đến trường với nền tảng vững chắc về tiếng mẹ đẻ sẽ phát triển kỹ năng đọc viết của ngôn ngữ trong trường học tốt hơn. Khi cha mẹ và những người chăm sóc khác (ví dụ như ông bà) có thể dành thời gian với trẻ nhỏ và kể chuyện hoặc thảo luận các vấn đề theo cách giúp phát triển tiếng mẹ đẻ của chúng, trẻ em đến trường được chuẩn bị tốt hơn để học ngôn ngữ trong nhà trường và đạt được thành công về mặt giáo dục. Kiến thức và kỹ năng của trẻ em được chuyển giao giữa các ngôn ngữ từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ trong trường học. Sự chuyển giao giữa các ngôn ngữ có thể là hai chiều: hai ngôn ngữ bổ trợ lẫn nhau khi môi trường giáo dục cho phép trẻ em tiếp cận với cả hai ngôn ngữ.

Một số nhà giáo dục và các bậc phụ huynh tỏ ra nghi ngại về các chương trình dạy học dựa trên tiếng mẹ đẻ vì họ lo sợ rằng chúng sẽ lấy mất thời gian với ngôn ngữ sở tại dành cho đa số. Lấy ví dụ, trong một chương trình song ngữ khi 50% thời lượng dành cho việc giảng dạy thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em và 50% thông qua ngôn ngữ cho đa số, chắc chắn trẻ sẽ không tiến bộ được nhiều về sau? Tuy nhiên, một trong những phát hiện đã được kiểm chứng rõ ràng nhất của nghiên cứu giáo dục là các chương trình song ngữ nếu thực hiện tốt có thể thúc đẩy sự hiểu biết về các chủ đề và khả năng đọc viết bằng ngôn ngữ dành cho thiểu số mà không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sự phát triển của trẻ với ngôn ngữ dành cho đa số. Tại Châu Âu, chương trình Foyer ở Bỉ phát triển khả năng nói và đọc viết của trẻ em bằng ba ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ, tiếng Hà Lan và Pháp), là minh họa rõ ràng nhất những lợi ích của giáo dục song ngữ và ba ngôn ngữ (xem Cummins, 2000).

Có thể dễ dàng hiểu được điều này diễn ra như thế nào. Khi trẻ học thông qua một ngôn ngữ thiểu số, chúng cũng đang được học các kỹ năng trí tuệ và các khái niệm. Những học sinh biết cách xem giờ bằng tiếng mẹ đẻ sẽ hiểu được khái niệm về cách xem giờ. Để biết cách xem giờ bằng ngôn ngữ dành cho số đông, trẻ không cần phải học lại khái niệm. Tương tự, ở các giai đoạn nâng cao hơn, có sự chuyển giao giữa các ngôn ngữ qua các kỹ năng khác như biết cách phân biệt ý chính với các chi tiết hỗ trợ trong một bài viết hoặc câu chuyện và nhận biết sự việc từ ý kiến. Các nghiên cứu về học cấp 2 mang đến những phát hiện thú vị trong lĩnh vực này, và sẽ rất đáng để tiếp tục mở rộng nghiên cứu.

Nhiều người ngạc nhiên về cách những đứa trẻ học song ngữ có khả năng “tiếp thu” nhanh các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ dành cho đa số ở trường (mặc dù chúng cần nhiều thời gian hơn để bắt kịp với người bản ngữ về các kỹ năng ngôn ngữ mang tính học thuật). Tuy nhiên, các nhà giáo dục thường rất ít khi để ý đến việc trẻ em có thể nhanh chóng mất khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ như thế nào, ngay cả trong phạm vi gia đình. Phạm vi và tốc độ mất ngôn ngữ sẽ thay đổi tùy theo mức độ sống tập trung của các gia đình đến từ một nhóm ngôn ngữ cụ thể trong khu vực xung quanh. Những nơi mà tiếng mẹ đẻ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tình trạng mất ngôn ngữ ở trẻ nhỏ sẽ ít hơn. Tuy nhiên, khi các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó không sống tập trung ở các khu vực cụ thể, trẻ em có thể mất khả năng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong vòng 2-3 năm sau khi bắt đầu đi học. Trẻ có thể giữ được các kỹ năng tiếp thu trong ngôn ngữ nhưng chúng sẽ sử dụng ngôn ngữ dành cho đa số khi nói chuyện với bạn bè, anh chị em và khi đối đáp với cha mẹ của chúng. Khi trẻ đến độ tuổi thanh thiếu niên, sự ngăn cách về ngôn ngữ giữa cha mẹ và con cái trở thành một hố sâu cảm xúc. Học sinh thường trở nên xa cách với văn hóa của cả gia đình và trường học – kết quả có thể đoán trước.

Câu hỏi 27-30: Chọn đáp án đúng, A, B, C hoặc D.

27. Người viết đã đưa ra luận điểm gì trong đoạn văn thứ hai?

A.    Một số nghiên cứu hiện nay về tiếng mẹ đẻ của trẻ em là sai lệch.

B.    Một chương trình giáo dục phong phú về văn hóa có lợi cho một số trẻ em hơn số khác.

C.    Trẻ em sử dụng song ngữ có thể đóng góp đáng kể vào sự giàu có của một quốc gia.

D.    Cần tăng cường luật lệ về việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong trường học.

28.Tại sao người viết đề cập đến điều gì đó mà Goethe đã nói?

A.    để tạo sức nặng cho lập luận của anh ấy

B.    để phủ nhận một số nghiên cứu

C.    để giới thiệu một khái niệm mới

D.    để cập nhật suy nghĩ hiện tại

 

29. Người viết tin rằng khi còn nhỏ trẻ nắm chắc tiếng mẹ đẻ

A.    chúng có thể dạy các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình những gì đã học ở trường

B.    chúng tiếp tục làm tốt hơn nhiều trong suốt thời gian ở trường.

C.    có thể đọc những câu chuyện về nguồn gốc văn hóa của chúng.

D.    chúng phát triển các mối quan hệ bền chặt với gia đình hơn là với bạn bè

30. Tại sao một số người nghi ngờ về các chương trình dạy học dựa trên tiếng mẹ đẻ?

A.    Họ lo lắng rằng trẻ em sẽ chậm biết đọc bằng một trong hai ngôn ngữ.

B.    Họ cho rằng trẻ sẽ nhầm lẫn giữa các từ trong hai ngôn ngữ.

C.    Họ tin rằng các chương trình sẽ khiến trẻ em ít hứng thú hơn với các bài học của mình.

D.    Họ sợ rằng các chương trình này sẽ chiếm hết thời gian quý giá trong ngày ở trường.

 

Câu hỏi 31-35: Hoàn thành bản tóm tắt bằng cách sử dụng danh sách từ A-J bên dưới.

Trẻ em sử dụng song ngữ
Người ta thường ghi nhận rằng trẻ em sử dụng song ngữ có được 31 …………. để trò chuyện bằng ngôn ngữ cho đa số một cách nhanh chóng. Thực tế là tiếng mẹ đẻ có thể biến mất ở mức tương tự 32 ………….  ít được hiểu rõ hơn. Ở một mức độ nhất định, hiện tượng này phụ thuộc vào số lượng của những người có cùng nền tảng ngôn ngữ đã định cư tại một 33 ………………. nhất định. Nếu số này hạn chế, trẻ em có nguy cơ mất khả năng chủ động sử dụng tiếng mẹ đẻ. Và do đó không còn sử dụng nó ngay cả với 34 …………., Mặc dù chúng có thể vẫn hiểu nó. Từ đó dẫn tới việc trẻ em vị thành niên trong những hoàn cảnh này trải qua một cảm giác 35 …………… liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống của chúng. A.    Giáo viên

B.    Trường học

C.    Sự dịch chuyển

D.    Tỷ lệ

E.    Thời gian

F.     gia đình

G.    Giao tiếp

H.    Kiểu

I.      Khả năng

J.      khu vực

Câu hỏi 36-40: YES/ NO/ NOT GIVEN

  1. Ít hơn một nửa số trẻ em đi học mẫu giáo ở Toronto có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.
  2. Nghiên cứu chứng minh rằng việc học ngôn ngữ nước sở tại ở trường có thể có tác động bất lợi đến tiếng mẹ đẻ của trẻ.
  1. Chương trình Foyer được chấp nhận bởi hệ thống giáo dục Pháp.
  2. Trẻ em sử dụng song ngữ được dạy về cách xem giờ sớm hơn so với trẻ em đơn ngữ.
  3. Trẻ em sử dụng song ngữ có thể áp dụng các chiến lược đọc hiểu có được từ một ngôn ngữ khi đọc bằng ngôn ngữ kia.
27. C 28. A 29. B 30. D 31. I
32. D 33. J 34. F 35. C 36. YES
37. NO 38. NOT GIVEN 39. NOT GIVEN 40. YES