THÚ MỎ VỊT Ở NƯỚC ÚC
Trong tất cả các sinh vật trên trái đất, thú mỏ vịt Úc, có tên khoa học là Omithorbynchusparadoxus, có lẽ là một trong những loài bí ẩn và ẩn dật nhất. Bắt nguồn từ platystrong tiếng Latinh có nghĩa là “phẳng và rộng” và pouscó nghĩa là “chân”, thú mỏ vịt từ lâu đã trở thành một biểu tượng của Úc. Khi được phát hiện ở Úc vào những năm 1700, các bản phác thảo về loài sinh vật đặc biệt này đã được thực hiện và gửi về nước Anh, và rồi ở đây các chuyên gia đã coi chúng là một trò lừa bịp. Thật vậy, bộ sưu tập đáng kinh ngạc về các bộ phận cơ thể – đuôi rộng, phẳng, mỏ mềm và dẻo như cao su, bàn chân có màng và bộ lông ngắn rậm – khiến chúng trở thành một trong những loài động vật độc đáo nhất thế giới.
Chính thức được phân vào lớp động vật có vú, thú mỏ vịt đẻ trứng chủ yếu hoạt động vào ban đêm, là loài động vật sống về đêm. Như thể sự kết hợp giữa các đặc điểm và tính chất này chưa đủ độc đáo, thú mỏ vịt còn là loài động vật có vú Úc duy nhất có nọc độc được biết đến. Thú mỏ vịt đực có cựa nhọn có thể di chuyển được ở bàn chân sau, tiết ra chất độc có khả năng giết chết những động vật nhỏ hơn và gây ra những cơn đau dữ dội cho con người. Chiếc cựa – dài khoảng 2 cm – khá giống với nanh của một con rắn và nếu bị khiêu khích, cựa được sử dụng như một phương tiện phòng vệ. Những người bị thú mỏ vịt đốt cho biết vết thương sưng tấy ngay lập tức, sau đó sưng tấy lan khắp khu vực xung quanh. Cơn đau dữ dội, gần như tê liệt ở khu vực bị ảnh hưởng theo sau vết đốt, ở một số nạn nhân, con đau còn kéo dài vài tháng. Một báo cáo từ một nạn nhân bị đốt vào lòng bàn tay nói rằng “… không thể rút chiếc cựa ra khỏi tay cho đến khi con thú mỏ vịt bị giết.” Vào mùa sinh sản, lượng nọc độc của thú mỏ vịt đực tăng lên. Điều này đã khiến một số nhà động vật học đưa ra giả thuyết rằng loại cựa độc này chủ yếu để khẳng định sự thống trị giữa các con đực với nhau. Bị một con thú mỏ vịt đực đốt là một chuyện hiếm, chỉ có một số rất ít người là nạn nhân của sinh vật ẩn dật nhất này.
Cũng giống thú mỏ vịt đực, thú mỏ vịt cái cũng có cựa mọc ở bàn chân sau, tuy nhiên hai chồi cựa của con cái sẽ rụng trong năm đầu tiên của cuộc đời và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Thú mỏ vịt cái đẻ từ một đến ba quả trứng một lứa vào cuối mùa đông hoặc mùa xuân, ấp trứng trong hang dưới lòng đất. Những quả trứng dài 15-18 mm và vỏ trứng màu trắng mỏng như giấy, giống trứng của thằn lằn và rắn. Thú mỏ vịt mẹ được cho là ấp trứng bằng cách đặt trứng giữa bụng dưới và đuôi cuộn tròn trong khoảng 10 hoặc 11 ngày trong hang trên một cái ổ được làm bằng lá cây hoặc các loại cỏ khác được lấy từ dưới nước. Thú mỏ vịt con uống một loại sữa béo ngậy được tiết ra từ hai mảng da tròn nằm giữa bụng thú mỏ vịt mẹ. Những con non được cho là uống sữa bằng cách dùng cái mỏ ngắn bè của nó đè nhịp nhàng vào hai mảng da tròn trên bụng con mẹ rồi liếm sữa chảy ra. Khi được khoảng 4 tháng tuổi, các con non sẽ bắt đầu xuống nước, chúng dài gần bằng con trưởng thành (bằng 80-90%). Thú mỏ vịt đực không tham gia vào việc nuôi con non.
Ở Úc, thú mỏ vịt chính thức được phân vào loài “Phổ biến nhưng Cần được bảo vệ”. Loài vật này hiện không được coi là có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, quần thể thú mỏ vịt được cho là đã suy giảm hoặc biến mất ở nhiều lưu vực 1, đặc biệt là ở vùng đô thị và khu vực nông nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, lý do chính cụ thể của việc giảm số lượng này vẫn chưa được tìm ra. Các cuộc khảo sát về thú mỏ vịt mới chỉ được thực hiện ở một vài lưu vực ở miền đông Úc. Do đó, không thể đưa ra ước tính chính xác về tổng số thú mỏ vịt còn lại trong tự nhiên. Dựa trên các nghiên cứu gần đây, mật độ quần thể thú mỏ vịt trung bình dọc theo các con suối có chất lượng tương đối tốt ở các chân đồi dãy Great Dividing bang Victoria chỉ khoảng một đến hai con trên một km suối. Bởi vì thú mỏ vịt là động vật săn mồi ở gần đầu chuỗi thức ăn, chúng cần một lượng lớn thức ăn để tồn tại (mỗi ngày cần đến khoảng 30% trọng lượng cơ thể của chúng), người ta tin rằng
...