KINH KHÍ CẦU
Kinh khí cầu ra đời phần lớn nhờ vào công sức của hai anh em người Pháp, Joseph và Etienne Montgolfier, những người đã áp dụng thực tế rằng không khí nóng nhẹ hơn không khí mát, và bằng cách này này, họ đã có thể đưa một quả bóng nhỏ bằng lụa lên không trung 32 mét. Hai anh em tiếp tục đưa một quả bóng lên không trung mười nghìn mét trước khi nó bắt đầu rơi và phát nổ sau đó. Dù bị xem là không mấy thành công, nhưng công trình của họ đã lọt vào tầm mắt của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, khi các khám phá về đặc tính của khinh khí cầu đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu về các dạng thời tiết và bầu khí quyển.
Mãi một thời gian sau đó, khinh khí cầu chở người mới được đưa vào hoạt động. Các chuyến bay đầu tiên được thử nghiệm với động vật, nhưng sau thành công của những chuyến bay này, hai hành khách Jean Francois Pilatre và Francois Laurent d’Arlendes đã được bay trên một chiếc khinh khí cầu di chuyển khắp Paris trong 29 phút. Người ta đã đốt nhiên liệu trong lòng giỏ hành khách đan bằng liễu gai để giữ cho khinh khí cầu bay lên cao, và chuyến đi xuyên Paris đó đã thành công rực rỡ.
Sự ra đời của ra các chuyến bay chạy bằng nhiên liệu hydro đã dẫn đến cái chết của Pilatre vào năm 1785 – thảm kịch đã làm suy giảm trầm trọng niềm yêu thích dành cho khinh khí cầu, nhưng mặt khác lại làm cho nhiêu liệu hydro ngày càng phổ biến hơn. Khinh khí cầu mất dần chỗ đứng khi các phương thức di chuyển trên không mới được giới thiệu »nhưng vào những năm 1950, khinh khí cầu đã hồi sinh thành một hoạt động giải trí và thể thao. Ngày nay khinh khí cầu có đủ hình dạng và kích cỡ, cùng với nhiều thiết kế độc đáo.
Năm 1987, doanh nhân người Anh Richard Branson đã vượt Đại Tây Dương trên chiếc khinh khí cầu mang tên Virgin Atlantic Flyer. Vào thời điểm đó, đây là chiếc khinh khí cầu lớn nhất từng được chế tạo với thể tích 65 nghìn mét khối, nhưng 4 năm sau, ông và Per Lindstrand đến từ Thụy Điển, đã bay gần 8000 km từ Nhật Bản đến Bắc Canada trên khinh khí cầu Virgin Pacific Flyer, lớn hơn 10 nghìn mét khối so với chiếc Virgin Atlantic Flyer, và là chuyến bay trên khinh khí dài nhất cầu từng được thực hiện. Chiếc Pacific Flyer được thiết kế để có thể bay giữa các luồng gió nhanh xuyên đại dương, và được ghi nhận là chiếc khinh khí cầu có người lái đạt tốc độ cao nhất – 394km/h.
Ngày nay khinh khí cầu có rất nhiều kiểu dáng và trang thiết bị được lắp đặt, từ giỏ hành khách cho hai người lên đến hơn 35 người, các buồng tách biệt, và chất vải được thiết kế đặc biệt để chống cháy, nhưng các bộ phận cơ bản của khinh khí cầu vẫn tương đối không thay đổi. Giỏ hành khách thường được làm bằng liễu gai, bên trong chứa các thùng khí nhiên liệu propan (propane tanks). Ngay phía trên giỏ là các lò đốt (burners), được bao phủ một phần bằng tấm chắn (skirt), và được gắn vào các sợi dây treo. Bản thân quả khí cầu được làm bằng những dải vải gọi là goreschạy từ tấm chắn đến đỉnh của khinh khí cầu; và sau đó tiếp tục được chia tách thành các tấm riêng biệt (panels). Bộ phận này của khinh khí cầu được xem là phần bóng (envelope). Ở trên cùng của quả bóng là một nắp tự đóng cho phép không khí nóng thoát ra với tốc độ được kiểm soát, được dùng để điều khiển khinh khí cầu bay lên hoặc xuống. Đây được gọi là van dù (parachute valve), và được điều khiển bởi đường thông hơi – một dây cáp chạy dọc quả bóng và được treo ngay trên giỏ để người lái có thể mở và đóng van dù.
Vì chịu ảnh hưởng của các luồng gió nhất định, lái khinh khí cầu đòi hỏi rất nhiều kỹ năng nhưng nhìn chung, cơ chế điều khiển khí cầu khá dễ hiểu. Để đưa khinh khí cầu lên không trung, người lái dùng bộ điều khiển giải phóng khí propan. Người lái có thể kiểm soát tốc độ của khinh khí cầu bằng cách tăng hoặc giảm dòng khí propan, nhưng họ lại không thể điều khiển khí cầu theo phương ngang. Do đó, một đội mặt đất sẽ theo sau khinh khí cầu, hỗ trợ đón người lái, hành khách và khinh khí cầu tại bất kỳ điểm tiếp đất nào. Một người muốn lái khinh khí cầu phải có giấy phép bay của phi công thương
...