THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
A. Những lợi ích của vitamin đối với sức khỏe của chúng ta hiện nay đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người; tuy nhiên, khi mối liên kết giữa chế độ ăn uống thiếu trái cây có múi và sự phát triển của bênh ‘scorbut’ ở các thủy thủ lần đầu tiên được phát hiện bởi James Lind vào năm 1747, và khái niệm về vitamin vẫn chưa được khám phá vào thời điểm này. Bệnh scorbut, gây viêm loét lợi, chảy máu miệng và trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm rụng răng, hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh này được cho là do thiếu Vitamin C trong chế độ ăn uống. Các triệu chứng khác bao gồm trầm cảm, đồi mồi trên da – đặc biệt là trên cánh tay và chân – sắc mặt xanh xao nhợt nhạt và bị đơ một phần cơ mặt; Tỷ lệ mắc bệnh cao trên tàu đã gây khó khăn cho việc hoàn thành các nhiệm vụ của các thủy thủ ngoài biển. B. Nhiều ý kiến cho rằng trái cây có múi có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc thậm chí ngăn ngừa được bệnh scorbut đã được đưa ra từ năm 1600. Tuy nhiên, chính Lind là người sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng đầu tiên bằng cách nghiên cứu hiệu quả trong các thông số thí nghiệm khoa học. Mặc dù sự tương quan giữa việc dùng trái cây có múi và việc phòng ngừa bệnh scorbut đã được chứng minh, là các đặc tính ngăn ngừa được cho là do chất axit có trong trái cây chứ không phải hàm lượng vitamin được xác định sau đó. C. Các đối tượng cho cuộc thử nghiệm của Lind bao gồm mười hai thủy thủ đang có các triệu chứng của bệnh scorbut. Những người này được chia thành sáu nhóm; mỗi cặp sẽ có chế độ ăn uống giống nhau. Cặp 1 được phân chia cho một lít rượu táo dùng hàng ngày, tương tự cặp 2 là hỗn hợp axit sunfuric và rượu, cặp 3 là một lượng giấm nhất định, cặp 4 là nước biển, cặp 5 là cam, chanh và cặp 6 là nước lúa mạch. Mặc dù thử nghiệm phải bị hủy bỏ sau ngày thứ năm, khi nguồn cung cấp trái cây cạn kiệt, kết quả của nghiên cứu can thiệp cho thấy chỉ nhóm đối chứng được bổ sung trái cây được cho là có những cải thiện đáng kể nào về tình trạng của họ (trên thực tế, một trong số họ đã hồi phục đủ sức khỏe để trở lại làm việc). Mặc dù, tác động trực tiếp đến sức khỏe của các thủy thủ và tỷ lệ mắc bệnh scorbut trên tàu là tức thì, tuy nhiên, Lind và các bác sĩ khác vẫn tin rằng hiệu quả chữa bệnh là dựa vào axit. Do đó, trong khi việc dùng trái cây có múi được khuyến khích, thì nó lại thường được thay thế bằng các chất bổ sung axit rẻ hơn. Các đặt chất phòng ngừa trong trái cây có múi chống lại bệnh scorbut không thực sự được công nhận cho đến năm 1800, mặc dù trong suốt những năm 1700, nước chanh ngày càng được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh cho các thủy thủ mắc bệnh. D. Ngày nay, việc thực hiện các phát hiện được tìm ra trong các thử nghiệm lâm sàng vào thuốc chính thống vẫn là một quá trình gian nan và kéo dài, bản thân các thử nghiệm lâm sàng chỉ là một giai đoạn nhỏ của quá trình tìm ra một loại thuốc mới từ giai đoạn nghiên cứu đến khi ra mắt thị trường. Tính trung bình, cứ một nghìn loại thuốc đang được nghiên cứu, chỉ có một trong số đó thực sự được đưa vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, các dự án khác bị bỏ dở vì nhiều lý do. Các giai đoạn cần được thực hiện trước khi thử nghiệm lâm sàng – nơi việc điều trị thực sự được thử nghiệm trên đối tượng người – bao gồm phát hiện, thanh lọc, mô tả đặc tính và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. E. Một loại thuốc điều trị mới như ung thư thường mất khoảng thời gian từ 6 năm hoặc lâu hơn trước khi được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Vì luật pháp yêu cầu các đối tượng tham gia các thử nghiệm phải được theo dõi trong một thời gian đáng kể do đó có thể đánh giá chính xác những tác dụng phụ cũng như lợi ích có thể có được, nên thường mất hơn tám năm để một loại thuốc được đưa vào thử nghiệm lâm sàng và được công nhận là an toàn khi sử dụng. Một trong những rào cản lớn nhất đối với quy trình thử nghiệm lâm sàng là sự sẵn sằng tham gia của các đối tượng. Tiêu chí lựa chọn rất khắt khe và các đối tượng của cuộc thí nghiệm được yêu cầu phải đối mặt với căn bệnh này, ngoài ra còn gặp khó
...