Giấc ngủ của sinh vật
A –Hầu hết mọi sinh vật sống đều ngủ. Với con người, đó là điều mà chúng ta không muốn làm khi còn trẻ và khi chúng ta lớn tuổi hơn, đó lại là thứ chúng ta ngày càng trông đợi vào cuối mỗi ngày. Một mặt, đó là thứ mà chúng ta cần làm để duy trì cuộc sống và mặt khác, chúng ta có xu hướng cảm thấy tội lỗi nếu chúng ta dành nhiều thời gian trên giường hơn mức cần thiết. Giáo sư Stanley Limpton, nhà nghiên cứu về giấc ngủ tin rằng 7 giờ – thời gian ngủ trung bình của hầu hết mọi người hàng đêm – là không đủ. Limpton chỉ ra rằng trung bình một người hiện nay ngủ ít hơn 2 giờ so với những người sống cách đây 100 năm và cho rằng sự thiếu ngủ này là một trong những lý do chính khiến nhiều người thường vụng về, không vui vẻ, dễ nổi cáu và dễ bị kích động. Các nhà khoa học khác cũng chia sẻ quan điểm này với Limpton. Nhiều nhà nghiên cứu khác cảm thấy chúng ta không ngủ đủ giấc và những tác động tiêu cực có thể thường xuyên cảm nhận được trên khắp thế giới, ở nơi làm việc và ở nhà.
B –Các thí nghiệm đầu tiên được ghi lại trong lịch sử khoa học về ảnh hưởng của việc con người ngủ không đủ giấc được tiến hành vào cuối những năm 1800. Theo những kết quả đó, ba tình nguyện viên đã bị thiếu ngủ tổng cộng 90 giờ. Sau đó, vào năm 1920, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm hơn về tình trạng thiếu ngủ, khi đó một số người bị cho mất ngủ trong khoảng thời gian 60 giờ. Kết quả của nhiều thí nghiệm về tình trạng thiếu ngủ đã được tiến hành và ghi lại bởi ‘nhà khoa học giấc ngủ’ người Mỹ Nathaniel Kleitman. Thường được gọi là ‘cha đẻ của ngành nghiên cứu giấc ngủ hiện đại’, công trình của Kleitman đã đặt nền móng cho nhiều phạm vi của lĩnh vực nghiên cứu giấc ngủ hiện nay. Trong một thí nghiệm, Kleitman kiểm tra ba mươi lăm tình nguyện viên đã thức trong 60 giờ và cũng tiến hành một thử nghiệm đối với chính mình, thời gian thức tổng cộng là 100 giờ. Thí nghiệm cho thấy những người thiếu ngủ trong khoảng thời gian hơn 60 giờ cố gắng chìm vào giấc ngủ trong bất kỳ môi trường nào và có những dấu hiệu rối loạn tâm thần, thị giác và ảo giác. Khi thời gian thiếu ngủ tăng lên, thì tinh thần của mỗi người cũng giảm theo. Nghiên cứu một nhóm 3 người thiếu ngủ, nhà nghiên cứu giấc ngủ, Tiến sĩ Tim Oswald đi đến kết luận rằng thiếu ngủ mãn tính thường dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Các thí nghiệm của Oswald đã tái khẳng định sự cần thiết của giấc ngủ đối với hoạt động bình thường của con người.
C –Các nghiên cứu về thói quen ngủ ở một số vùng xa xôi hơn trên thế giới cũng là một chủ đề thu hút các nhà nghiên cứu về giấc ngủ. Một hiện tượng nổi tiếng trong những tháng mùa hè diễn ra ở cả Bắc Cực và Nam Cực, hiện tượng đó được gọi là mặt trời lúc nửa đêm. Trong điều kiện thời tiết bình thường, mặt trời có thể xuất hiện trong 24 giờ liên tục. Vào một mùa hè, tiến sĩ Peter Suedfeld đã thực hiện chuyến đi đến Bắc Cực và tiến hành một loạt các dự án nghiên cứu. Tất cả những người tham gia được yêu cầu bỏ tất cả đồng hồ bàn, đồng hồ đeo tay và bất kỳ thiết bị theo dõi thời gian nào khác rồi tiến hành làm việc và ngủ theo ‘đồng hồ sinh học’ của riêng họ. Những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu ghi lại thời điểm họ chợp mắt một chút và khi họ thực sự đi ngủ. Kết quả là hầu hết mọi người đều ngủ khoảng 10 giờ mỗi ngày và tất cả những người tham gia cho biết họ cảm thấy hoàn toàn hăng hái và sảng khoái.
D – Ảnh hưởng của việc bị gián đoạn giấc ngủ cũng là trọng tâm của một số nghiên cứu về giấc ngủ. Trong các xã hội đô thị, tiếng ồn của giao thông và máy bay thường được coi là ‘vấn nạn tồn tại ở đô thị’. Tom Grimstead đã chọn ra những người được coi là ‘dễ ngủ’ từ những khu dân cư yên tĩnh và đưa tới phòng ngủ của họ vào ban đêm những tiếng ồn tương đương của một con đường lớn ở đô thị. Một actimeter– thiết bị dùng để đo số lượng các biến động trong giấc ngủ – được sử dụng để đánh giá chất lượng của giấc ngủ của người tham gia. Những người tham gia hoàn thành thí nghiệm trong trạng thái giống như bị trầm cảm sau bốn
...