USTRALIA’S PLATYPUS

99,000

USTRALIA’S PLATYPUS

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

USTRALIA’S PLATYPUS

Of all the creatures on the earth, the Australian platypus, Omithorbynchusparadoxus, is perhaps one of the most mysterious and reclusive. Derived from the Latin platys meaning ‘flat and broad’ and pous meaning ‘foot’, the platypus has long been an iconic symbol of Australia. Upon being discovered in Australia in the 1700s, sketches of this unusual creature were made and sent back to England whereupon they were considered by experts to be a hoax. Indeed, the incredible collection of its body parts – broad, flat tail, rubbery snout, webbed feet and short dense fur – make it one of the world’s most unusual animals.

Officially classified as a mammal, the egg-laying platypus is mostly active during the night, a nocturnal animal. As if this combination of characteristics and behaviours were not unusual enough, the platypus is the only Australian mammal known to be venomous. The male platypus has a sharply pointed, moveable spur on its hind foot which delivers a poison capable of killing smaller animals and causing severe pain to humans. The spur – about 2 centimetres in length – is quite similar to the fang of a snake and, if provoked, is used as a means of defence. Those who have been stung by a platypus’ spur report an immediate swelling around the wound followed by increased swelling throughout the affected limb. Excruciating, almost paralysing pain in the affected area accompanies the sting which, in some victims has been known to last for a period of months. One report from a victim who was stung in the palm of the hand states that “…the spur could not be pulled out of the hand until the platypus was killed.” During the breeding season, the amount of venom in the male platypus increases. This has led some zoologists to theorise that the poisonous spur is primarily for asserting dominance amongst fellow-males. To be stung by a male platypus is a rare event with only a very small number of people being on the receiving end of this most reclusive creature.

In the same area of the hind foot where the male has the poisonous spur, the female platypus only develops two buds which drop off in their first year of life never to appear again. The female platypus produces a clutch of one to three eggs in late winter or spring, incubating them in an underground burrow. The eggs are 15-18 millimetres long and have a whitish, papery shell like those of lizards and snakes. The mother is believed to keep the eggs warm by placing them between her lower belly and curled-up tail for a period of about 10 or 11 days as she rests in an underground nest made of leaves or other vegetation collected from the water. The baby platypus drinks a rich milk which is secreted from two round patches of skin midway along the mother’s bell)’. It is believed that a baby platypus feeds by slurping up milk with rhythmic sweeps of its stubby bill. When the juveniles first enter the water at the age of about four months, they are nearly (80-90%) as long as an adult. Male platypus do not help to raise the young.

In Australia, the platypus is officially classified as ‘Common but Vulnerable’. As a species, it is not currently considered to be endangered. However, platypus populations are believed to have declined or disappeared in many catchments 1, particularly in urban and agricultural landscapes. In most cases, the specific underlying reasons for the reduction in numbers remain unknown. Platypus surveys have only been carried out in a few catchments in eastern Australia. It is therefore impossible to provide an accurate estimate of the total number of platypus remaining in the wild. Based on recent studies, the average platypus population density along relatively good quality streams in the foothills of Victoria’s Great Dividing Range is only around one to two animals per kilometre of channel. Because platypus are predators near the top of the food chain and require large amounts of food to survive (up to about 30% of a given animal’s body weight each day), it is believed that their numbers are most often limited by the availability of food, mainly in the form of bottom-dwelling aquatic invertebrates such as shrimps, worms, yabbies, pea-shell mussels, and immature and adult aquatic insects. Small frogs and fish eggs are also eaten occasionally, along with some terrestrial insects that fall into the water from overhanging vegetation.

1: Catchments are an area of land drained by a creek or river system, or a place set aside for collecting water which runs off the surface of the land.

Until the early twentieth century, platypus were widely killed for (heir fur. The species is now protected by law throughout Australia. Platypus are wild animals with specialised living requirements. It is illegal for members of the public to keep them in captivity. A platypus which has been accidentally captured along a stream or found wandering in an unusual place should never be taken home and treated as a pet, even for a brief time. The animal will not survive the experience. Only a small number of Australian zoos and universities hold a permit to maintain platypus in captivity for legitimate display or research purposes. Current Australian government policy does not allow’ this species to be taken overseas for any reason.

Questions 1-5: Do the following statements reflect the claims of the writer?In boxes 1-5 on your answer sheet, write YES/ NO/  NOT GIVEN

  1. The appearance of the platypus caused experts to doubt it was real.
  2. The amount of venom in a male platypus changes during the year.
  3. Most platypus live in Eastern Australia.
  4. Snake venom and platypus venom are very similar.
  5. Because their environment is specialised, platypus cannot be kept as pets.

 

Questions 6-9 Complete the summary. Choose NO MORE THAN THREE WORDS from the passage for each answer. Write your answers in boxes 6-9 on your answer sheet.

Male and Female Platypus
Platypus are unique Australian animals. Although all platypus share many similarities, the male and female are somewhat different from each other. For example, on the hind feet, the male has a 6…………… while the young female has 7………………

In the 8………………. the mother keeps her eggs warm and, once born, supplies her 9……………….. . On the other hand, the male platypus does not help raise the young at all.

 

Questions 10-13 Complete the sentences below with words taken from Reading Passage 1. Use NO MORE THAN THREE WORDS for each answer. Write your answers in boxes 10-13 on your answer sheet.

Even though the platypus is not endangered, it is considered 10…………….

Platypus numbers in 11…………………… areas have declined in many catchments.

Platypus numbers are low which is probably due to a lack of 12…………………..

Platypus captivity for research and study purposes requires a 13…………..

1. NO 2. YES 3. NOT GIVEN 4. NOT GIVEN 5. YES
6. (movable/ moveable) spur 7. two buds 8. (underground) nest 9. (rich) milk 10. common but vulnerable
11. urban and agricultural 12. food 13. permit/permission    

THÚ MỎ VỊT Ở NƯỚC ÚC

Trong tất cả các sinh vật trên trái đất, thú mỏ vịt Úc, có tên khoa học là Omithorbynchusparadoxus, có lẽ là một trong những loài bí ẩn và ẩn dật nhất. Bắt nguồn từ platys trong tiếng Latinh có nghĩa là “phẳng và rộng” và pous có nghĩa là “chân”, thú mỏ vịt từ lâu đã trở thành một biểu tượng của Úc. Khi được phát hiện ở Úc vào những năm 1700, các bản phác thảo về loài sinh vật đặc biệt này đã được thực hiện và gửi về nước Anh, và rồi ở đây các chuyên gia đã coi chúng là một trò lừa bịp. Thật vậy, bộ sưu tập đáng kinh ngạc về các bộ phận cơ thể – đuôi rộng, phẳng, mỏ mềm và dẻo như cao su, bàn chân có màng và bộ lông ngắn rậm – khiến chúng trở thành một trong những loài động vật độc đáo nhất thế giới.

Chính thức được phân vào lớp động vật có vú, thú mỏ vịt đẻ trứng chủ yếu hoạt động vào ban đêm, là loài động vật sống về đêm. Như thể sự kết hợp giữa các đặc điểm và tính chất này chưa đủ độc đáo, thú mỏ vịt còn là loài động vật có vú Úc duy nhất có nọc độc được biết đến. Thú mỏ vịt đực có cựa nhọn có thể di chuyển được ở bàn chân sau, tiết ra chất độc có khả năng giết chết những động vật nhỏ hơn và gây ra những cơn đau dữ dội cho con người. Chiếc cựa – dài khoảng 2 cm – khá giống với nanh của một con rắn và nếu bị khiêu khích, cựa được sử dụng như một phương tiện phòng vệ. Những người bị thú mỏ vịt đốt cho biết vết thương sưng tấy ngay lập tức, sau đó sưng tấy lan khắp khu vực xung quanh. Cơn đau dữ dội, gần như tê liệt ở khu vực bị ảnh hưởng theo sau vết đốt, ở một số nạn nhân, con đau còn kéo dài vài tháng. Một báo cáo từ một nạn nhân bị đốt vào lòng bàn tay nói rằng “… không thể rút chiếc cựa ra khỏi tay cho đến khi con thú mỏ vịt bị giết.” Vào mùa sinh sản, lượng nọc độc của thú mỏ vịt đực tăng lên. Điều này đã khiến một số nhà động vật học đưa ra giả thuyết rằng loại cựa độc này chủ yếu để khẳng định sự thống trị giữa các con đực với nhau. Bị một con thú mỏ vịt đực đốt là một chuyện hiếm, chỉ có một số rất ít người là nạn nhân của sinh vật ẩn dật nhất này.

Cũng giống thú mỏ vịt đực, thú mỏ vịt cái cũng có cựa mọc ở bàn chân sau, tuy nhiên hai chồi cựa của con cái sẽ rụng trong năm đầu tiên của cuộc đời và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Thú mỏ vịt cái đẻ từ một đến ba quả trứng một lứa vào cuối mùa đông hoặc mùa xuân, ấp trứng trong hang dưới lòng đất. Những quả trứng dài 15-18 mm và vỏ trứng màu trắng mỏng như giấy, giống trứng của thằn lằn và rắn. Thú mỏ vịt mẹ được cho là ấp trứng bằng cách đặt trứng giữa bụng dưới và đuôi cuộn tròn trong khoảng 10 hoặc 11 ngày trong hang trên một cái ổ được làm bằng lá cây hoặc các loại cỏ khác được lấy từ dưới nước. Thú mỏ vịt con uống một loại sữa béo ngậy được tiết ra từ hai mảng da tròn nằm giữa bụng thú mỏ vịt mẹ. Những con non được cho là uống sữa bằng cách dùng cái mỏ ngắn bè của nó đè nhịp nhàng vào hai mảng da tròn trên bụng con mẹ rồi liếm sữa chảy ra. Khi được khoảng 4 tháng tuổi, các con non sẽ bắt đầu xuống nước, chúng dài gần bằng con trưởng thành (bằng 80-90%). Thú mỏ vịt đực không tham gia vào việc nuôi con non.

Ở Úc, thú mỏ vịt chính thức được phân vào loài “Phổ biến nhưng Cần được bảo vệ”. Loài vật này hiện không được coi là có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, quần thể thú mỏ vịt được cho là đã suy giảm hoặc biến mất ở nhiều lưu vực1, đặc biệt là ở vùng đô thị và khu vực nông nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, lý do chính cụ thể của việc giảm số lượng này vẫn chưa được tìm ra. Các cuộc khảo sát về thú mỏ vịt mới chỉ được thực hiện ở một vài lưu vực ở miền đông Úc. Do đó, không thể đưa ra ước tính chính xác về tổng số thú mỏ vịt còn lại trong tự nhiên. Dựa trên các nghiên cứu gần đây, mật độ quần thể thú mỏ vịt trung bình dọc theo các con suối có chất lượng tương đối tốt ở các chân đồi dãy Great Dividing bang Victoria chỉ khoảng một đến hai con trên một km suối. Bởi vì thú mỏ vịt là động vật săn mồi ở gần đầu chuỗi thức ăn, chúng cần một lượng lớn thức ăn để tồn tại (mỗi ngày cần đến khoảng 30% trọng lượng cơ thể của chúng), người ta tin rằng số lượng của chúng chủ yếu bị hạn chế bởi tình trạng sẵn có của thức ăn, thức ăn của chúng chủ yếu là động vật thủy sinh không xương sống sống ở tầng đáy như các loại tôm nhỏ, trùn, trai, và côn trùng thủy sinh non và côn trùng thủy sinh trưởng thành. Ếch nhỏ và trứng cá thỉnh thoảng cũng bị thú mỏ vịt ăn, cùng với một số côn trùng trên cạn bị rơi xuống nước từ cây cối xung quanh bờ.

1: Lưu vực là một vùng đất đai chịu tiêu thoát nước bởi các con lạch hoặc hệ thống sông, hoặc một nơi để thu thập nước chảy ra từ mặt đất.

Cho đến đầu thế kỷ 20, thú mỏ vịt bị giết hại rộng rãi để lấy lông. Loài này hiện được luật pháp bảo vệ trên toàn nước Úc. Thú mỏ vịt là động vật hoang dã có các yêu cầu sống chuyên biệt. Người dân nuôi nhốt chúng là bất hợp pháp. Không được phép mang thú mỏ vịt về nhà và nuôi như thú cưng dù chỉ trong một thời gian ngắn, dù vô tình bắt được chúng ở các con suối hoặc thấy chúng ở những nơi khác vì con vật sẽ không thể sống được. Chỉ một số ít các vườn thú và trường đại học ở Úc được cấp giấy phép nuôi nhốt thú mỏ vịt vì mục đích trưng bày hoặc nghiên cứu hợp pháp. Chính sách hiện tại của chính phủ Úc không cho phép mang loài này ra nước ngoài vì bất kỳ lý do gì.

Câu hỏi 1-5: Những nhận định sau đây có phản ánh các ý kiến của tác giả không? Trong ô 1-5 trên phiếu trả lời của bạn, hãy điền YES/ NO/ NOT GIVEN

  1. Sự xuất hiện của thú mỏ vịt khiến các chuyên gia nghi ngờ nó là thật.
  2. Lượng nọc độc của thú mỏ vịt đực thay đổi trong năm.
  3. Phần lớn thú mỏ vịt sống ở Đông Úc.
  4. Nọc độc của rắn và của thú mỏ vịt rất giống nhau.
  5. Bởi vì môi trường của chúng là chuyên biệt, thú mỏ vịt không thể được nuôi làm thú cưng.

 

Câu hỏi 6-9 Hoàn thành phần tóm tắt. Chọn KHÔNG HƠN BA TỪ trong bài đọc cho mỗi câu trả lời. Viết câu trả lời vào ô 6-9 trên phiếu trả lời của bạn.

Thú mỏ vịt đực và cái
Thú mỏ vịt là loài động vật độc đáo của Úc. Mặc dù tất cả các loài thú mỏ vịt đều có nhiều điểm giống nhau nhưng con đực và con cái lại có phần khác biệt với nhau. Ví dụ, ở 2 bàn chân sau, con đực có 6 …………… trong khi con cái có 7 …………… …

Trong 8 ………………. Con mẹ ấp trứng và sau khi sinh ra, sẽ cung cấp cho 9 ……………… … của nó. Mặt khác, thú mỏ vịt đực không tham gia vào việc nuôi con non.

 

 

 

Câu hỏi 10-13 Hoàn thành các câu bên dưới với các từ được lấy từ bài đọc 1. Sử dụng KHÔNG HƠN BA TỪ cho mỗi câu trả lời. Viết câu trả lời vào ô 10-13 trên phiếu trả lời của bạn.

Mặc dù thú mỏ vịt không có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng nó được coi là 10 …………….

Số lượng thú mỏ vịt ở khu vực 11 …………………… đã giảm ở nhiều lưu vực.

Số lượng thú mỏ vịt thấp có thể là do thiếu 12 ………………… ..

Nuôi nhốt thú mỏ vịt với mục đích nghiên cứu và học tập cần có 13 ………… ..

1. NO 2. YES 3. NOT GIVEN 4. NOT GIVEN 5. YES
6. (movable/ moveable) spur 7. two buds 8. (underground) nest 9. (rich) milk 10. common but vulnerable
11. urban and agricultural 12. food 13. permit/permission