NĂNG LƯỢNG TỪ TRÁI ĐẤT
A. Năng lượng địa nhiệt đề cập đến việc tạo ra năng lượng điện bằng cách sử dụng các nguồn nhiệt được tìm thấy bên dưới bề mặt trái đất. Như đã biết, nếu khoan một lỗ vào sâu trong lòng đất, thì sẽ gặp lớp đá nóng chảy, có nhiệt độ cực kỳ cao. Ở độ sâu 30 đến 50 km, nhiệt độ thường cao hơn 1000 độ C. Rõ ràng, việc tiếp cận nhiệt độ như vậy sẽ cung cấp một nguồn tuyệt vời cho năng lượng địa nhiệt. Vấn đề là, quá khó để khoan tới độ sâu như vậy: khoan xuống khoảng 30 km trở lên là quá tốn kém với công nghệ ngày nay.
B. Thật may mắn, nhiệt độ đủ nóng có thể được tìm thấy ở độ nông hơn đáng kể. Ở một số khu vực nhất định, nơi bề mặt trái đất đã bị thay đổi theo thời gian — chẳng hạn, nhiệt độ của núi lửa hoạt động nóng hơn 300 độ C có thể được tìm thấy ở độ sâu chỉ từ 1 đến 3 km, tiếp cận độ sâu này là khả thi. Những khu vực cụ thể này có tiềm năng lý tưởng để sản xuất điện thông qua phương pháp địa nhiệt.
C. Có thể giải thích sản xuất điện địa nhiệt là một hệ thống năng lượng hơi nước sử dụng chính trái đất như một lò hơi. Khi nước được đưa xuống độ sâu từ 1 đến 3 km, nó sẽ trở lại bề mặt trái đất dưới dạng hơi nước và có khả năng tạo ra điện. Điện được tạo ra theo cách này hầu như không tạo ra carbon dioxide (C02) hoặc các chất thải khác. Nếu hơi nước và nước nóng được chuyển trở lại vào lòng đất, thì việc sản xuất điện có thể là bán vĩnh cửu trong tự nhiên.
D. Hơn nữa, năng lượng địa nhiệt có thể cung cấp nguồn điện ổn định không giống các nguồn năng lượng tự nhiên khác như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, cả hai loại này đều phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Theo đó, việc sản xuất điện từ năng lượng địa nhiệt hiệu quả hơn bốn đến năm lần so với năng lượng mặt trời. So với năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về chi phí cao hơn hai lần. So với sản xuất thủy điện, sản xuất năng lượng từ địa nhiệt có chi phí tương đương.
E. Mặc dù sản xuất năng lượng địa nhiệt dường như là một lựa chọn hấp dẫn nhất, nhưng sự phát triển của loại hình này vẫn còn chậm. Nỗ lực sản xuất năng lượng địa nhiệt thành công đầu tiên trên thế giới được thực hiện ở Ý năm 1904. Tại Nhật Bản, sản xuất năng lượng từ địa nhiệt lần đầu tiên vào năm 1925 tại thành phố Beppu. Kể từ thời điểm đó, các quốc gia khác như Iceland và New Zealand đã tham gia vào danh sách các quốc gia tận dụng nguồn năng lượng quý giá này. Năm 2000, thành phố Beppu đã tổ chức Hội nghị Địa nhiệt Thế giới, với mục tiêu thúc đẩy việc áp dụng sản xuất năng lượng địa nhiệt trên toàn thế giới.
F. Cộng đồng địa nhiệt quốc tế tại Hội nghị Địa nhiệt Thế giới năm 2000 đã kêu gọi chính phủ các quốc gia cam kết mạnh mẽ đối với việc phát triển các nguồn địa nhiệt trong nước vì lợi ích của chính người dân nước họ, nhân loại và môi trường. Tuy nhiên, một số yếu tố vẫn đang cản trở sự phát triển của sản xuất năng lượng địa nhiệt. Thứ nhất, nó có mật độ năng lượng thấp nên không thích hợp cho sản xuất quy mô lớn, chẳng hạn như sản xuất hơn 1.000.000 kilowatt. Thứ hai, chi phí vẫn còn cao khi so sánh với các nguồn sản xuất năng lượng phổ biến nhất hiện nay: nhiên liệu hóa thạch và năng lượng nguyên tử.
G. Cần xem xét thêm là sự rủi ro liên quan đến việc lắp đặt thành công một nhà máy sản xuất năng lượng địa nhiệt mới. Mũi khoan phải kéo dài 2.000 đến 3.000 m dưới bề mặt, phải chính xác trong phạm vi chỉ vài mét bên này hoặc bên kia so với vị trí mục tiêu. Để đạt được điều này, cần có các cuộc thăm dò sâu rộng, chuyên môn về khoan và thời gian. Không có gì lạ khi một dự án kéo dài mười năm từ giai đoạn lập kế hoạch đến khi bắt đầu hoạt động. Mức độ rủi ro liên quan là rõ ràng.
H. Mặc dù từ lâu đã bị coi là một quốc gia nghèo tài nguyên, Nhật Bản, quốc gia được cho là chiếm khoảng 10% tài nguyên địa nhiệt trên thế giới, có thể có những lợi thế đáng kể trong khai thác năng lượng địa nhiệt. Quốc gia này có một trong những nhà máy phát điện địa nhiệt lâu đời nhất. Nhà máy được xây dựng năm 1966 đã chỉ ra con đường tới tương lai khi đất nước bị ảnh hưởng bởi hai
...