The Brains Business

99,000

The Brains Business
The Brains Business

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

The Brains Business

     For those of a certain age and educational background, it is hard to think of higher education without thinking of ancient institutions. Some universities are of a venerable age – the University of bologna was founded in 1088, the University of Oxford in 1096 – and many of them have a strong sense of tradition. The truly old ones make the most of their pedigrees, and those of a more recent vintage work hard to create an aura of antiquity. Yet these tradition-loving (or -creating) institutions are currently enduring a thunderstorm of changes so fundamental that some say the very idea of the university is being challenged. Universities are experimenting with new ways of funding (most notably through student fees), forging partnerships with private companies and engaging in mergers and acquisitions. Such changes ate tugging at the ivy’s toots.

     This is happening for four reasons. The first is the democratisation of higher educa-tion – “massification”. in the language of the educational profession. In the rich world, massification has been going on for some time. The proportion of adults with higher educational qualifications in developed countries almost doubled between l975 and 2000. From 22% to 41%. Most of the rich countries are still struggling to digest this huge growth in numbers. Now massification is spreading to the developing world. China doubled its student population in the late 1990s, and India is trying to follow suit.

      The second reason is the rise of the knowledge economy. The world is in the grips of a “soft revolution” in which knowledge is replacing physical resources as the main driver of economic growth. Between 1985 and 1997, the contribution of knowledge-based industries to total value added increased from 51% to 59% in Germany and from 45% to 51% in Britain. The best companies are now devoting at least a third of their investment to knowledge-intensive intangibles such as R&D, licensing, and marketing. Universities are among the most important engines of the knowledge economy. Not only do they produce the brain workers who man it, they also provide much of its backbone, from laboratories to libraries to computer networks.

D       The third factor is globalisation.. The death of distance is transforming academia just as radically as it is transforming business. The number of people from developed countries studying abroad has doubled over the past twenty years, to 1.9 million; universities are opening campuses all around the world; and a growing number of countries are trying to turn higher education into an export industry. The fourth is competition. Traditional universities are being forced to compete for students and research grants, and private companies are trying to break into a sector which they regard as “the new health care”. The World Bank calculates that global spending on higher education amounts to $300 billion a year, or 1 % of global economic output. There are more than 80 million students worldwide, and 3.5 million people are employed to teach them or look after them.

E         All this sounds as though a golden age for universities has arrived. However, inside academia, particularly in Europe, it. does not feel like it. Academics complain and administrators are locked in bad-tempered exchanges with the politicians who fund them. What has gone wrong? The biggest problem is the role of the state. If more and more governments are embracing massification, few of them are willing to draw the appropriate conclusion from their enthusiasm: that they should either provide the requisite hinds (as the Scandinavian countries do) or allow universities to charge realistic fees. Many governments have tried to square the circle through lighter management, but management cannot make up for lack of resources.

     What, if anything can be done? Techno-utopians believe that higher education is ripe for revolution. The university, they say, is a hopelessly antiquated institution, wedded in outdated practices such as tenure and lectures, and incapable of serving a new world of mass audiences and just-in-time information. “Thirty wars from now the big university campuses will be relics,” says Peter Drucker, a veteran management guru. “I consider the American research university of the past 40 years to be a failure.” Fortunately, in his view, help is on the way in the form of Internet tuition and for-profit universities. Cultural conservatives, on the other hand, believe that the best way forward is backward. They think it is foolish to waste higher education on people who would rather study “Seinfeld” than Socrates, and disingenuous to contuse the pursuit of truth with the pursuit of profit.

Questions 14-17: The text has 7 paragraphs (A – F). Which paragraph does each of the following headings best fit?

14. Education for the masses

15. Future possibilities

16. Globalisation and competition

17. Funding problem

 

Questions 18-22: According to the text, FIVE of the following statements are true. Write the corresponding letters in answer boxes 18 to 22 in any order.

A. Some universities are joining with each other.

B. There are not enough graduates in developed countries.

C. Most companies in developed countries devote a third of their profits to research and development.

D. The number of people from developed countries studying outside their home countries has doubled in the last two decades.

E. Scandinavian governments provide enough money for their universities.

F. The largest university in the world is in Turkey.

G. Italian students must have a five-minute interview with a professor before being accepted into university.

H. Peter Drucker foresees the end of university campuses.

Questions 23-26: According to the information given in the text, choose the correct answer or answers from the choices given.

23. Universities are responding to changes by

  1. constructing new buildings in old styles so they appear old and traditional.
  2. introducing new subjects for study.
  3. charging students higher fees.
24. The knowledge economy is

  1. on the rise most of all in Germany.
  2. not fully appreciated in Britain.
  3. heavily reliant on universities.
25. Current problems at universities, especially in Europe, include

  1. managers arguing with governments.
  2. problems with funding.
  3. poor management.
26. Possible solutions put forward by reformists and conservatives include

  1. greater use of technology.
  2. employing management gurus to teach.
  3. Teaching fewer students.

 

Kinh doanh trí tuệ

A        Đối với những người ở một độ tuổi và có nền tảng giáo dục nhất định, khó có thể nhắc đến giáo dục đại học mà không nghĩ đến các tổ chức giáo dục cổ xưa. Một số trường đại học có tuổi đời đáng nể – Đại học Bologna được thành lập năm 1088, Đại học Oxford năm 1096 – và nhiều trường trong số đó có rất giàu bản sắc truyền thống. Những trường thực sự lâu đời tận dụng tối đa thanh danh của họ, còn những trường được thành lập chưa quá lâu đang cố gắng hết sức để tạo ra một bầu không khí cổ kính. Tuy nhiên, những tổ chức yêu thích sự truyền thống này (hoặc đang tạo ra) hiện đang phải chịu đựng một cơn bão của những thay đổi về bản chất đến mức một số người nói rằng chính ý tưởng về trường đại học đang bị thách thức. Các trường đại học đang thử nghiệm các phương pháp tạo nguồn thu mới (đáng kể nhất là thông qua học phí của sinh viên), tạo mối quan hệ đối tác với các công ty tư nhân, đồng thời tham gia vào các hoạt động mua bán và sáp nhập. Những thay đổi như vậy đang kéo đổ những giá trị truyền thống của họ.

B        Điều này xảy ra vì bốn lý do. Đầu tiên là sự dân chủ hóa của giáo dục đại học – “đại chúng hóa”. Theo ngôn ngữ chuyên môn của giáo dục. Trong thế giới các nước giàu có, đại chúng hóa đã diễn ra được một thời gian. Tỷ lệ người trưởng thành có trình độ đại học gần như tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 2000. Từ 22% lên 41%. Hầu hết các nước giàu vẫn đang phải vật lộn để hấp thụ được hết sự tăng trưởng về số lượng khổng lồ này. Ngày nay, đại chúng hóa đang lan rộng sang các nước đang phát triển. Số lượng sinh viên ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi vào cuối những năm 1990 và Ấn Độ đang cố gắng làm tương tự.

        Nguyên nhân thứ hai là sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức. Thế giới đang trong giai đoạn “cách mạng mềm” trong đó tri thức đang thay thế các nguồn lực vật chất với vai trò đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1997, đóng góp của các ngành công nghiệp dựa trên tri thức vào tổng giá trị gia tăng đã tăng từ 51% lên 59% ở Đức và từ 45% lên 51% ở Anh. Các công ty hàng đầu hiện đang dành ít nhất một phần ba khoản đầu tư của họ cho các lĩnh vực giá trị vô hình đòi hỏi kiến thức chuyên sâu như R&D, chứng chỉ và marketing. Các trường đại học là một trong những động cơ quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức. Họ không chỉ đào tạo ra những người lao động trí óc mà còn cung cấp phần lớn xương sống cho nó, từ các phòng thí nghiệm, thư viện cho đến mạng máy tính.

      Nhân tố thứ ba là toàn cầu hóa .. Sự biến mất của yếu tố khoảng cách đang biến đổi học thuật một cách triệt để giống như sự thay đổi diễn ra trong hoạt động kinh doanh. Số người từ các nước phát triển đi du học đã tăng gấp đôi trong hai mươi năm qua, lên 1,9 triệu người; các trường đại học đang mở thêm cơ sở trên khắp thế giới; và ngày càng nhiều quốc gia đang cố gắng biến giáo dục đại học thành một ngành công nghiệp xuất khẩu. Thứ tư là sự cạnh tranh. Các trường đại học truyền thống đang bị buộc phải cạnh tranh để giành sinh viên và các khoản tài trợ nghiên cứu, còn các công ty tư nhân đang cố gắng thâm nhập vào một lĩnh vực mà họ coi là “chăm sóc sức khỏe kiểu mới”. Ngân hàng Thế giới tính toán rằng chi tiêu toàn cầu cho giáo dục đại học lên tới 300 tỷ USD mỗi năm, hay tương đương 1% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Có hơn 80 triệu sinh viên trên toàn thế giới và 3,5 triệu người được tuyển dụng để dạy hoặc phục vụ họ.

     Tất cả điều này nghe như thể một thời kỳ hoàng kim cho các trường đại học đã đến. Tuy nhiên, trong giới học thuật, đặc biệt là ở châu Âu, tình hình không có vẻ như vậy. Các giảng viên lên tiếng phàn nàn còn các nhà quản trị bị cuốn vào những cuộc trao đổi nảy lửa với các chính trị gia tài trợ cho họ. Điều gì đã xảy ra? Vấn đề lớn nhất là vai trò của nhà nước. Nếu ngày càng có nhiều chính phủ tiến hành việc đại chúng hóa, thì rất ít trong số họ sẵn sàng rút ra kết luận thích đáng từ sự năng nổ của họ: rằng họ nên cung cấp những chi phí cần thiết (như các nước Scandinavia đang làm) hoặc cho phép các trường đại học thu học phí theo tình hình thực tế. Nhiều chính phủ đã cố gắng làm điều không tưởng này thông qua bộ máy quản lý nhẹ hơn, nhưng quản lý không thể bù đắp cho việc thiếu nguồn lực.

F        Điều gì, nếu bất cứ điều gì có thể thực hiện được? Những người theo chủ nghĩa không tưởng về công nghệ tin rằng giáo dục đại học đã chín muồi cho cuộc cách mạng. Họ cho rằng trường đại học là một tổ chức lỗi thời vô vọng, được gắn chặt với các hoạt động cổ lỗ như nhiệm kỳ và các bài giảng, và không có khả năng phục vụ một thế giới mới của khán giả đại chúng và thông tin nhanh chóng kịp thời. Peter Drucker, một chuyên gia quản lý kỳ cựu cho biết: “Cần ba mươi cuộc chiến kể từ bây giờ, và các cơ sở đại học lớn sẽ chỉ còn là di tích. “Tôi đánh giá đại học nghiên cứu của Mỹ trong 40 năm qua là một thất bại.” May mắn thay, theo quan điểm của ông, sự trợ giúp đang được diễn ra dưới hình thức học phí trên Internet và các trường đại học vì lợi nhuận. Mặt khác, những người bảo thủ văn hóa tin rằng con đường tốt nhất để tiến lên là lùi lại. Họ cho rằng thật ngu ngốc khi lãng phí giáo dục đại học cho những người thà nghiên cứu “Seinfeld” còn hơn là Socrates, và sẽ là không thành thật khi mập mờ giữa mục tiêu theo đuổi sự thật và theo đuổi lợi nhuận.

Câu hỏi 14-17: Bài đọc có 7 đoạn văn (A – F). Mỗi tiêu đề sau phù hợp nhất với đoạn văn nào?

14. Giáo dục cho đại chúng

15. Các khả năng trong tương lai

16. Toàn cầu hóa và cạnh tranh

17. Vấn đề kinh phí

Câu hỏi 18-22: Theo bài đọc, NĂM nhận định sau đây là đúng. Viết các chữ cái tương ứng trong các ô trả lời từ 18 đến 22 theo thứ tự bất kỳ.

A. Một số trường đại học đang liên kết với nhau.

B. Không có đủ sinh viên tốt nghiệp ở các nước phát triển.

C. Hầu hết các công ty ở các nước phát triển dành một phần ba lợi nhuận của họ cho nghiên cứu và phát triển.

D. Số lượng người từ các nước phát triển học tập bên ngoài đất nước của họ đã tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua.

E. Các chính phủ Scandinavia cung cấp đủ tiền cho các trường đại học của họ.

F. Trường đại học lớn nhất trên thế giới là ở Thổ Nhĩ Kỳ.

G. Sinh viên Ý phải có một cuộc phỏng vấn kéo dài năm phút với một giáo sư trước khi được nhận vào trường đại học.

H. Peter Drucker nhìn thấy trước sự chấm dứt của các trường đại học.

Câu hỏi 23-26: Từ thông tin được đưa ra trong bài đọc, chọn một hoặc nhiều câu trả lời đúng từ các lựa chọn.

23. Các trường đại học đang ứng phó với những thay đổi bằng cách

  1. xây dựng các tòa nhà mới theo phong cách cũ để chúng có vẻ cũ và truyền thống.
  2. giới thiệu các môn học mới.
  3. thu học phí sinh viên cao hơn.
24. Nền kinh tế tri thức

  1. Đang trỗi dậy nhất là ở Đức.
  2. không hoàn toàn được đánh giá cao ở Anh.
  3. phụ thuộc nhiều vào các trường đại học.
25. Các vấn đề hiện tại ở các trường đại học, đặc biệt là ở Châu Âu, bao gồm

  1. các nhà quản lý tranh cãi với các chính phủ.
  2. vấn đề về kinh phí.
  3. quản lý kém.
26. Các giải pháp khả thi do những người theo chủ nghĩa cải cách và bảo thủ đưa ra bao gồm

  1. sử dụng công nghệ nhiều hơn.
  2. thuê các chuyên gia quản lý để giảng dạy.
  3. Dạy ít sinh viên hơn.

 

14. B 15. F 16. D 17. E 18. A 19. C 20. D
21. E 22. H 23. C 24. C 25. A,B 26. A,C