THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
A. Thế giới tự nhiên chịu sự chi phối của các chu kỳ liên tục và lặp đi lặp lại – mặt trăng quay quanh trái đất, sự thay đổi giữa các mùa, giữa đêm và ngày. Chính những chu kỳ hay nhịp điệu này phần nào điều tiết những thay đổi trong quá trình trao đổi chất, tâm trạng và hành vi, và thậm chí cả thói quen ngủ của chúng ta.
B. Nhịp sinh học là chu kỳ cho ta biết khi nào nên thức và khi nào thì ngủ. Đây là chu kỳ hàng ngày được điều chỉnh bởi những thay đổi về biên độ (cao và thấp) của ánh sáng và nhiệt độ. Khi ngày chuyển sang đêm, mặt trời lặn và không khí trở nên mát mẻ hơn. Ánh sáng ít và nhiệt độ giảm báo hiệu cho cơ thể đã đến lúc thư thả và bắt đầu đi vào giấc ngủ. Tất nhiên, khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn cho đến lúc chúng ta thực sự đi ngủ có thể kéo dài hàng giờ, nhưng chính từ thời điểm này, chúng ta dần giảm bớt tỉnh táo và khả năng phản ứng cũng chậm đi đáng kể.
C. Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của chúng ta. Các ca làm việc ban đêm đòi hỏi chúng ta phải hoạt động trái với nhịp điệu tự nhiên của cơ thể, có thể là tác nhân gây hại nhất. Dù đã ngủ đủ 8 tiếng vào ban ngày, những người làm ca đêm vẫn có xu hướng cảm thấy buồn ngủ trong ít nhất vài lần trong đêm. Đây là yếu tố chính làm gia tăng tai nạn lao động trong ca đêm so với ca ngày. Các mùa cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp điệu tự nhiên của chúng ta, bởi con người sẽ có ít năng lượng hơn trong những tháng mùa đông ít ánh sáng mặt trời và hơi ấm để kích thích não bộ. Đi nước ngoài, đặc biệt là khi thời gian di chuyển vượt quá 4 giờ, cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ; với những trường hợp nặng, có thể cần đến 7 ngày để nhịp sinh học của bạn được trở lại như cũ, hội chứng này được gọi là jet lag. Một hội chứng tương tự, nhưng nhẹ hơn, có thể cảm nhận ở các quốc gia có quy ước giờ mùa hè (daylight saving time), nơi mà đồng hồ được điều chỉnh nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc vào mùa.
D. Có một số mẹo để giúp cơ thể hoạt động cùng nhịp với nhịp sinh học. Điều đầu tiên vào buổi sáng, hãy đi dạo một đoạn ngắn ngoài trời hoặc mở hết rèm cửa để ánh sáng tiếp cận mắt và đi vào não bộ càng nhiều càng tốt. Độ chiếu sáng cần có cho nhịp sinh học của con người cao hơn mức ánh sáng nhân tạo thường dùng trong nhà. Ngoài cường độ ánh sáng, một nhân tố khác là bước sóng (hoặc màu sắc) của ánh sáng, với nguồn sáng tốt nhất là ánh nắng mặt trời. Sắp xếp kế hoạch làm việc và các hoạt động khác dựa theo chu trình thay đổi nhiệt độ cao thấp của bạn. Ví dụ: sắp xếp cho các hoạt động nhẹ nhàng vào đầu buổi sáng khi cơ thể bạn chưa hoạt động ở mức tốt nhất. Buổi sáng muộn sẽ phù hợp với những tác vụ nặng hơn. Sau bữa trưa, bạn sẽ có thể cảm thấy buồn ngủ. Nghỉ giải lao theo đúng kế hoạch. Thời điểm tốt nhất để tập thể dục là vào buổi chiều muộn – lúc nhiệt độ cơ thể của bạn đạt mức cao trong ngày, là thời điểm cơ thể nóng lên và co giãn sau cả ngày làm việc. Tránh lái xe trong khoảng thời gian dành cho giấc ngủ. Tài xế nếu buồn ngủ nên dừng lại để chợp mắt – bật nhạc lớn hoặc để cửa sổ mở là những cách nghĩ sai lầm phổ biến. Vào ban đêm, hãy đóng rèm và tấm che cửa, và hãy ngủ trong phòng tối. Nếu bạn làm việc ca đêm, hãy bật đèn sáng và nghe nhạc ở nơi làm việc để giữ cho não bộ tỉnh táo. Đeo mặt nạ mắt cản sáng khi bạn muốn ngủ.
E. Mọi con người – trên thực tế là hầu hết các loài động vật không sống về đêm – đều tuân theo các quy tắc cơ bản của nhịp sinh học. Tuy nhiên, chúng ta cũng có đồng hồ sinh học độc đáo của riêng mình để điều tiết những thay đổi hàng ngày trong cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận, đồng thời kiểm soát một số đặc tính cá nhân của chúng ta, ví dụ như thói quen ngủ. Đồng hồ sinh học của bạn chỉ ra liệu bạn là một chú cú đêm thích làm việc khuya, một chú gà gáy sáng, hay là một chú chim ruồi chăm chỉ cả ngày. Đồng hồ sinh học không chỉ xác định chu kỳ ngủ cá nhân, mà còn xác định liệu bạn có dễ gắt gỏng trước khi uống cà phê sáng không, liệu bạn sẽ cần ăn những gì và khi nào, liệu bạn sẽ làm việc tốt hơn vào buổi sáng hay
...