Voyage of Going: beyond the blue line 2

Nội dung chỉ dành cho tài khoản đăng ký

Đăng ký
  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Xem trước mẫu

Voyage of Going: beyond the blue line 2

A One feels a certain sympathy for Captain James Cook on the day in 1778 that he “discovered” Hawaii. Then on his third expedition to the Pacific, the British navigator had explored scores of islands across the breadth of the sea, from lush New Zealand to the lonely wastes of Easter Island. This latest voyage had taken him thousands of miles north from the Society Islands to an archipelago so remote that even the old Polynesians back on Tahiti knew nothing about it. Imagine Cook’s surprise, then, when the natives of Hawaii came paddling out in their canoes and greeted him in a familiar tongue, one he had heard on virtually every mote of inhabited land he had visited. Marveling at the ubiquity of this Pacific language and culture, he later wondered in his journal: “How shall we account for this Nation spreading it self so far over this Vast ocean?”

Answers have been slow in coming. But now a startling archaeological find on the island of Efate, in the Pacific nation of Vanuatu, has revealed an ancient seafaring people, the distant ancestors of today’s Polynesians, taking their first steps into the unknown. The discoveries there have also opened a window into the shadowy world of those early voyagers. At the same time, other pieces of this human puzzle are turning up in unlikely places. Climate data gleaned from slow-growing corals around the Pacific and from sediments in alpine lakes in South America may help explain how, more than a thousand years later, a second wave of seafarers beat their way across the entire Pacific.

C “What we have is a first- or second-generation site containing the graves of some of the Pacific’s first explorers,” says Spriggs, professor of archaeology at the Australian National University and co-leader of an international team excavating the site. It came to light only by luck. A backhoe operator, digging up topsoil on the grounds of a derelict coconut plantation, scraped open a grave – the first of dozens in a burial ground some 3,000 years old. It is the oldest cemetery ever found in the Pacific islands, and it harbors the bones of an ancient people archaeologists call the Lapita, a label that derives from a beach in New Caledonia where a landmark cache of their pottery was found in the 1950s. They were daring blue-water adventurers who roved the sea not just as explorers but also as pioneers, bringing along everything they would need to build new lives – their families and livestock, taro seedlings and stone tools.

D Within the span of a few centuries the Lapita stretched the boundaries of their world from the jungle-clad volcanoes of Papua New Guinea to the loneliest coral outliers of Tonga, at least 2,000 miles eastward in the Pacific. Along the way they explored millions of square miles of unknown sea, discovering and colonizing scores of tropical islands never before seen by human eyes: Vanuatu, New Caledonia, Fiji, Samoa.

What little is known or surmised about them has been pieced together from fragments of pottery, animal bones, obsidian flakes, and such oblique sources as comparative linguistics and geochemistry. Although their voyages can be traced back to the northern islands of Papua New Guinea, their language – variants of which are still spoken across the Pacific – came from Taiwan. And their peculiar style of pottery decoration, created by pressing a carved stamp into the clay, probably had its roots in the northern Philippines. With the discovery of the Lapita cemetery on Efate, the volume of data available to researchers has expanded dramatically. The bones of at least 62 individuals have been uncovered so far – including old men, young women, even babies – and more skeletons are known to be in the ground. Archaeologists were also thrilled to discover six complete Lapita pots; before this, only four had ever been found. Other discoveries included a burial urn with modeled birds arranged on the rim as though peering down at the human

...

Hành trình: bên kia chân trời xanh lần thứ 2

ANgười ta cảm thấy đồng cảm nhất định với Thuyền trưởng James Cook vào ngày ông “khám phá” ra Hawaii năm 1778. Sau đó, trong chuyến thám hiểm lần thứ ba tới Thái Bình Dương, nhà hàng hải người Anh đã khám phá rất nhiều hòn đảo trên khắp biển cả rộng lớn, từ New Zealand tươi tốt cho đến Đảo Phục Sinh hoang vu hiu quạnh. Chuyến đi mới nhất này đã đưa ông đi hàng nghìn dặm về phía bắc từ Quần đảo Society sang một quần đảo xa xôi đến nỗi ngay cả những người Polynesia cổ xưa trên đảo Tahiti cũng không biết đến nó. Rồi thì, hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của Cook, khi những người bản xứ Hawaii chèo xuồng ra chào đón ông bằng một ngôn ngữ quen thuộc, một ngôn ngữ mà ông đã từng nghe ở hầu hết các mảnh đất có người sinh sống ông đã ghé qua. Ngạc nhiên trước sự phổ biến của ngôn ngữ và văn hóa Thái Bình Dương này, sau đó, ông đã tự hỏi trong nhật ký của mình: “Làm thế nào chúng ta giải thích được quốc gia này tự vươn xa rộng đến thế trên đại dương rộng lớn này?”

BCâu trả lời đã đến rất chậm. Nhưng giờ đây, một phát hiện khảo cổ học trên đảo Efate gây sửng sốt, Vanuatu, một quốc gia Thái Bình Dương, đã tiết lộ những người đi biển cổ đại, tổ tiên xa xưa của người Polynesia ngày nay, đang bước những bước đầu tiên vào thế giới chưa được biết tới. Những khám phá cũng đã mở ra một cánh cửa vào thế giới mờ ảo của những người du hành đầu tiên. Đồng thời, những mảnh ghép khác về những người này đang xuất hiện ở những nơi mà không ai nghĩ đến. Dữ liệu khí hậu thu thập được từ san hô phát triển chậm xung quanh Thái Bình Dương và từ trầm tích trong các hồ trên núi cao ở Nam Mỹ có thể giúp giải thích, hơn một nghìn năm sau, làn sóng những người đi biển thứ hai đã chinh phục toàn bộ Thái Bình Dương thế nào.

C“Những gì chúng tôi có là một địa điểm nơi chôn cất một số nhà thám hiểm đầu tiên của Thái Bình Dương trong làn sóng du hành thứ nhất và thứ hai”, Spriggs, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Quốc gia Úc và là đồng trưởng nhóm quốc tế khai quật khu vực này cho biết. Nó được đưa ra ánh sáng nhờ may mắn. Một người lái máy xúc, đào lớp đất mặt của một đồn điền dừa vô chủ, đã cào vào một ngôi mộ – ngôi mộ đầu tiên trong số hàng chục ngôi mộ trong khu chôn cất khoảng 3.000 năm tuổi. Đây là nghĩa trang lâu đời nhất từng được tìm thấy ở các hòn đảo Thái Bình Dương, và nơi đây cất giữ xương của một tộc người cổ đại mà các nhà khảo cổ học gọi họ là người Lapita, một cái tên bắt nguồn từ một bãi biển ở New Caledonia nơi tìm thấy kho cất giấu gốm sứ của họ vào những năm 1950. Họ là những nhà thám hiểm nước xanh táo bạo, những người vẫy vùng khắp biển cả không chỉ với tư cách là những nhà thám hiểm mà còn là những người tiên phong, mang theo mọi thứ họ cần để xây dựng cuộc sống mới – gia đình và gia súc, khoai môn và công cụ bằng đá.

DTrong khoảng thời gian vài thế kỷ, người Lapita đã mở rộng thế giới của họ từ những ngọn núi lửa được phủ rừng ở Papua New Guinea đến những vùng san hô lẻ loi nhất của Tonga, ít nhất 2.000 dặm về phía đông ở Thái Bình Dương. Trên đường đi, họ đã thám hiểm hàng triệu dặm vuông những vùng biển chưa từng được biết đến, khám phá và thuộc địa hóa các hòn đảo nhiệt đới con người chưa từng thấy trước đây như: Vanuatu, New Caledonia, Fiji, Samoa.

ENhững gì ít được biết hoặc phỏng đoán về chúng đã được ghép lại với nhau từ các mảnh gốm, xương động vật, mảnh đá vỏ chai, và các nguồn gián tiếp như ngôn ngữ học so sánh và địa hóa học. Mặc dù những chuyến đi của họ có thể bắt nguồn từ các hòn đảo phía bắc của Papua New Guinea, nhưng ngôn ngữ của họ – các biến thể của chúng vẫn được sử dụng trên khắp Thái Bình Dương – đến từ Đài Loan. Và phong cách trang trí đồ gốm đặc biệt của họ, được tạo ra bằng cách ấn một con dấu chạm khắc vào đất sét, có lẽ có nguồn gốc từ miền bắc Philippines. Với việc phát hiện ra nghĩa trang Lapita trên Efate, khối lượng dữ liệu có sẵn cho các nhà nghiên cứu đã mở rộng đáng kể. Cho đến nay, xương của ít nhất 62 người đã được phát hiện – bao gồm cả đàn ông già, phụ nữ

...

Để xem được đầy đủ nội dung và tải dữ liệu, bạn phải trở thành thành viên của chúng tôi và trả phí cho tài liệu (nếu có)