The Start Of The Automobile’s History

99,000

The Start Of The Automobile’s History
The Start Of The Automobile’s History

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

The Start Of The Automobile’s History

The start of the automobile’s history went all the way back to 1769 when automobiles running on the steam engine were invented as carriers for human transport. In 1806, the first batch of cars powered by an internal combustion engine came into being, which pioneered the introduction of the widespread modem petrol-fueled internal combustion engine in 1885.

It is generally acknowledged that the first practical automobiles equipped with petrol/gaso-line-powered internal combustion engines were invented almost at the same time by different German inventors who were Working on their own. Karl Benz first built the automobile in 1885 in Mannheim. Benz attained a patent for his invention on 29 January 1886, and in 1888, he started to produce automobiles in a company that later became the renowned Mercedes-Benz.

As this century began, the automobile industry marched into the transportation market for the wealth. Drivers at that time were an adventurous bunch; they would go out regardless of the weather condition even if they weren’t even protected by an enclosed body or a convertible top. Everybody in the community knew who owned what car, and cars immediately became a symbol of identity and status. Later, cars became more popular among the public since it allowed people to travel whenever and wherever they wanted. Thus, the price of automobiles in Europe and North America kept dropping, and more people from the middle class could afford them. This was especially attributed to Henry Ford who did two crucial things. First, he set the price as reasonable as possible for his cars; second, he paid his employees enough salaries so that they could afford the cars made by their very own hands.

The trend of interchangeable parts and mass production in an assembly line style had been led by America, and from 1914, this concept was significantly reinforced by Henry Ford. This large-scale, production-line manufacture of affordable automobiles was debuted. A Ford car would come off all assembled from the line every 15 minutes, an interval shorter than any of the former methods. Not only did it raise productivity, but also cut down on the requirement for manpower. Ford significantly lowered the chance of injury by carrying out complicated safety procedures in production—particularly assigning workers to specific locations rather than giving them the freedom to wander around. This mixture of high wages and high efficiency was known as Fordism, which provided a valuable lesson for most major industries.

The first Jeep automobile that came out as the prototype Bantam BRC was the primary light 4-wheel-drive automobile of the U.S. Army and Allies, and during World War II and the postwar period, its sale skyrocketed. Since then, plenty of Jeep derivatives with similar military and civilian functions have been created and kept upgraded in terms of overall performance in other nations.

Through all the 1950s, engine power and automobile rates grew higher, designs evolved into a more integrated and artful form, and cars were spreading globally. In the 1960s, the landscape changed as Detroit was confronted with foreign competition. The European manufacturers, used the latest technology, and Japan came into the picture as a dedicated car-making country. General Motors, Chrysler, and Ford dabbled with radical tiny cars such as the GM A-bodies with little success. As joint ventures such as the British Motor Corporation unified the market, captive imports and badge imports swept all over the US and the UK. BMC first launched a revolutionary space-friendly Mini in 1959, which turned out to harvest large global sales. Previously remaining under the Austin and Morris names, Mini later became an individual marque in 1969. The trend of corporate consolidation landed in Italy when niche makers such as Maserati, Ferrari, and Lancia were bought by larger enterprises. By the end of the 20th century, there had been a sharp fall in the number of automobile marques.

In the US, car performance dominated marketing, justified by the typical cases of pony cars and muscle cars. However, in the 1970s, everything changed as the American automobile industry suffered from the 1973 oil crisis, competition with Japanese and European imports, automobile emission-control regulations* and moribund innovation. The irony in all this was that full-size sedans such as Cadillac and Lincoln scored a huge comeback between the years of economic crisis.

In terms of technology, the most mentionable developments that postwar era had seen were the widespread use of independent suspensions, broader application of fuel injection, and a growing emphasis on safety in automobile design. Mazda achieved many triumphs with its engine firstly installed in the fore-wheel, though it gained itself a reputation as a gas-guzzler.

The modem era also has witnessed a sharp elevation of fuel power in the modem engine management system with the. help of the computer. Nowadays, most automobiles in use are powered by an internal combustion engine, fueled by gasoline or diesel. Toxic gas from both fuels is known to pollute the air and is responsible for climate change as well as global warming.

 

Questions 14-19: Match each description with the correct automobile brand, A-G.

List of Automobile Brands

  1. Ford
  2. the BMC Mini
  3. Cadillac and Lincoln
  4. Mercedes Benz
  5. Mazda
  6. Jeep
  7. Maserati, Ferrari, and Lancia
14. began producing the first automobiles

15. produced the industrialised cars that common consumers could afford

16. improved the utilisation rate of automobile space

17. upgraded the overall performance of the car continuously

18. maintained leading growth even during an economic recession

19. installed its engine on the front wheel for the first time

Questions 20-26: Choose NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER from the passage for each answer.

20.What is the important feature owned by the modem engine since the 19th century?

21.What did a car symbolise to the rich at the very beginning of this century?

22.How long did Ford assembly line take to produce a car?

23.What is the major historical event that led American cars to suffer when competing with Japanese imported cars?

24.What do people call the Mazda car which was designed under the front-wheel engine?

25.What has greatly increased with the computerised engine management systems in modem society?

26.What factor is blamed for contributing to pollution, climate change and global warming?

Question 27:  What is the main idea of the passage?

A. The influence of the cars on the environment

B. The historical development and innovation in car designs

C. The beginning of the modem designed gasoline engines

D. The history of human and the Auto industry

 

Lịch Sử Của Ôtô

Lịch sử của ô tô khởi đầu từ năm 1769 khi ô tô chạy bằng động cơ hơi nước được phát minh để làm phương tiện vận chuyển phục vụ con người. Năm 1806, loại ô tô đầu tiên chạy bằng động cơ đốt trong ra đời, tiên phong cho sự xuất hiện của động cơ đốt trong dùng xăng dầu hiện đại được sử dụng rộng rãi vào năm 1885.

Một điều được thừa nhận rộng rãi là những chiếc ô tô thực sự đầu tiên được trang bị động cơ đốt trong chạy bằng dầu/xăng được phát minh gần như cùng lúc bởi các nhà phát minh người Đức khác nhau làm việc độc lập. Karl Benz đã chế tạo chiếc ô tô đầu tiên vào năm 1885 tại Mannheim. Benz nhận được bằng sáng chế cho phát minh của mình vào ngày 29 tháng 1 năm 1886, và đến năm 1888, ông bắt đầu sản xuất ô tô tại một công ty mà sau này trở thành Mercedes-Benz danh tiếng.

Khi thế kỷ mới bắt đầu, ngành công nghiệp ô tô đã tiến vào thị trường vận tải để trở nên thịnh vượng hơn. Những người lái xe vào thời điểm đó là một nhóm người ưa mạo hiểm; họ sẵn sàng lái xe ra ngoài bất kể điều kiện thời tiết thế nào, ngay cả khi họ thậm chí không có khung xe xung quanh hoặc một chiếc mui phía trên để bảo vệ. Mọi người trong cộng đồng đều biết người nào sở hữu chiếc xe hiệu gì, và những chiếc ô tô ngay lập tức trở thành biểu tượng của danh tiếng và địa vị. Sau đó, ô tô càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội vì nó giúp mọi người đi lại bất cứ khi nào và đến bất cứ nơi nào họ muốn. Nhờ đó, giá ô tô ở châu Âu và Bắc Mỹ liên tục giảm, thêm nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu đã có thể mua được. Điều này có được nhờ sự đóng góp đặc biệt của Henry Ford, người đã thực hiện hai việc quan trọng. Thứ nhất, ông đưa ra mức giá hợp lý nhất có thể cho những chiếc xe của mình; thứ hai, ông trả lương cho nhân viên của mình đủ để họ có thể mua được những chiếc ô tô do chính tay họ làm ra.

Xu hướng các bộ phận có thể thay thế lẫn nhau và sản xuất hàng loạt trong một kiểu dây chuyền lắp ráp được đi đầu bởi người Mỹ, và từ năm 1914, ý tưởng này đã được Henry Ford củng cố mạnh mẽ. Dây chuyền sản xuất quy mô lớn của dòng xe có giá cả phải chăng này đã lần đầu được ra mắt. Cứ sau mỗi 15 phút lại có một chiếc xe Ford được lắp ráp hoàn chỉnh từ dây chuyền, khoảng thời gian ngắn hơn bất kỳ phương pháp nào trước đây. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn cắt giảm yêu cầu về nhân lực. Ford đã làm giảm đáng kể nguy cơ tai nạn lao động bằng cách thực hiện các quy trình đảm bảo an toàn phức tạp trong sản xuất – đặc biệt là qua việc phân công công nhân tại các vị trí làm việc cụ thể thay vì để cho họ tự do đi lại. Sự kết hợp giữa mức lương cao và hiệu quả cao này được biết đến với tên gọi Chủ nghĩa Ford, đã mang đến một bài học quý giá cho hầu hết các ngành công nghiệp lớn.

Chiếc ô tô Jeep đầu tiên ra đời với tên gọi bản mẫu Bantam BRC là xe dẫn động 4 bánh hạng nhẹ đầu tiên của Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh, trong suốt Thế chiến thứ hai và giai đoạn hậu chiến, doanh số của nó đã tăng vọt. Kể từ đó, rất nhiều loại xe phái sinh của Jeep với các chức năng quân sự và dân dụng tương tự đã được sản xuất và tiếp tục được nâng cấp về hiệu năng tổng thể tại các quốc gia khác.

Trong suốt những năm 1950, sức mạnh động cơ và tốc độ của xe hơi được tăng cao hơn, các bản thiết kế được phát triển theo hình mẫu mang tính nghệ thuật và tích hợp nhiều hơn, ô tô đã trở nên phổ biến rộng khắp toàn cầu. Vào những năm 1960, bức tranh tổng quan đã thay đổi khi Detroit phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài. Các nhà sản xuất châu Âu đã sử dụng những công nghệ mới nhất, trong khi Nhật Bản tiến vào cuộc chơi với tư cách là quốc gia chuyên sản xuất ô tô. General Motors, Chrysler và Ford đã thử nghiệm những loại xe nhỏ độc đáo như mẫu GM A-body nhưng không mấy thành công. Khi các công ty liên doanh như British Motor Corporation thống nhất thị trường, xe nhập khẩu lắp ráp và nhập nguyên chiếc đã tràn sang Mỹ và Anh. BMC lần đầu tiên ra mắt dòng Mini thân thiện-về-không gian sử dụng mang tính cách mạng vào năm 1959, chiếc xe này đã mang lại doanh số bán hàng lớn trên toàn cầu. Ban đầu được duy trì dưới tên cũ là Austin và Morris, Mini sau đó đã trở thành một nhãn hiệu riêng vào năm 1969. Xu hướng hợp nhất cộng tác đổ bộ đến Italy khi các nhà sản xuất nhỏ lẻ như Maserati, Ferrari và Lancia được các doanh nghiệp lớn mua lại. Vào cuối thế kỷ 20, số lượng các thương hiệu xe hơi đã giảm mạnh.

Ở Mỹ, hiệu năng hoạt động của xe là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt các động marketing, được khẳng định qua các trường hợp điển hình của pony car và muscle car (các loại xe con sử dụng động cơ, thiết bị xe tải). Tuy nhiên, vào những năm 1970, mọi thứ đã thay đổi khi ngành công nghiệp ô tô Mỹ phải chịu đựng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, sự cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và châu Âu, các quy định kiểm soát khí thải ô tô, và sự dần cạn kiệt ý tưởng sáng tạo. Điều trớ trêu là những chiếc sedan cỡ lớn như Cadillac và Lincoln đã ghi dấu sự trở lại thành công đáng kể giữa những năm của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Về mặt công nghệ, những cải tiến đáng chú ý nhất được chứng kiến ở thời kỳ hậu chiến là sự phổ biến của hệ thống treo độc lập, hệ thống phun nhiên liệu được ứng dụng rộng rãi hơn và tầm quan trọng về tính an toàn trong thiết kế xe ngày càng gia tăng. Mazda đã đạt được nhiều thành công lớn nhờ động cơ lần đầu tiên được lắp đặt ở bánh trước, mặc dù điều đó khiến chúng nổi tiếng là loại xe ngốn xăng.

Kỷ nguyên hiện đại cũng đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của năng lượng sử dụng nhiên liệu đốt trong hệ thống quản lý động cơ hiện đại nhờ sự trợ giúp của máy tính. Ngày nay, hầu hết các loại ô tô đang được sử dụng đều chạy bằng động cơ đốt trong, sử dụng nhiên liệu đốt bằng xăng hoặc dầu diesel. Khí độc từ cả hai loại nhiên liệu này được biết đến là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu cũng như sự nóng lên toàn cầu.

Câu hỏi 14-19: Ghép từng mô tả với nhãn hiệu ô tô chính xác, A-G.

Danh sách các nhãn hiệu ô tô

  1. Ford
  2. BMC Mini
  3. Cadillac và Lincoln
  4. Mercedes Benz
  5. Mazda
  6. Xe Jeep
  7. Maserati, Ferrari và Lancia
14. bắt đầu sản xuất những chiếc ô tô đầu tiên

15. sản xuất những chiếc xe được công nghiệp hóa mà người tiêu dùng bình thường có khả năng mua được

16. cải thiện tỷ lệ sử dụng không gian ô tô

17. liên tục nâng cấp hiệu suất tổng thể của xe

18. duy trì tốc độ tăng trưởng hàng đầu ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế

19. lần đầu tiên động cơ được đặt ở bánh trước

Câu hỏi 20-26: Chọn KHÔNG QUÁ BA TỪ VÀ/HOẶC MỘT SỐ từ bài đọc cho mỗi câu trả lời.

  1. Tính năng quan trọng mà động cơ hiện đại sở hữu từ thế kỷ 19 là gì?
  2. Xe ô tô tượng trưng cho điều gì đối với người giàu vào đầu thế kỷ này?
  3. Dây chuyền lắp ráp của Ford mất bao lâu để sản xuất một chiếc ô tô?
  4. Sự kiện lịch sử quan trọng nào khiến ô tô Mỹ gặp khó khăn khi cạnh tranh với xe nhập khẩu Nhật Bản?
  5. Người ta gọi chiếc xe Mazda với động cơ được thiết kế đặt dưới bánh trước là gì?
  6. Điều gì đã tăng lên đáng kể nhờ các hệ thống quản lý động cơ điều khiển bằng máy tính trong xã hội hiện đại?
  7. Yếu tố nào được cho là nguyên nhân góp phần gây ra ô nhiễm, biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu?

Câu 27:  Ý chính của bài đọc là gì?

A. Ảnh hưởng của ô tô đến môi trường

B. Lịch sử phát triển và đổi mới trong thiết kế ô tô

C. Sự khởi đầu của động cơ xăng thiết kế hiện đại

D. Lịch sử của loài người và ngành công nghiệp ô tô

 

14. D 15. A 16. B 17. F 18. C 19. E 20. petrol-fueled internal combustion
21. identity and status 22. 15 minutes 23. 1973 oil crisis 24.  A gas-guzzler 25. fuel power 26. toxic gas 27. B