The Study of Chimpanzee Culture

99,000

The Study of Chimpanzee Culture
The Study of Chimpanzee Culture

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

The Study of Chimpanzee Culture

A  After studying the similarities between chimpanzees and humans for years, researchers have recognised these resemblances run much deeper than anyone first thought in the latest decade. For instance, the nut cracking observed in the Tai Forest is not a simple chimpanzee behaviour, but a separate adaptation found only in that particular part of Africa, as well as a trait which is considered to be an expression of chimpanzee culture by biologists. These researchers frequently quote the word ‘culture’ to describe elementary animal behaviours, like the regional dialects of different species of songbirds, but it turns out that the rich and varied cultural traditions chimpanzees enjoyed rank secondly in complexity only to human traditions.

B  During the past two years, the major research group which studies chimpanzees collaborated unprecedentedly and documented some distinct cultural patterns, ranging from animals’ use of tools to their forms of communication and social customs. This emerging picture of chimpanzees affects how human beings ponder upon these amazing creatures. Also, it alters our conception of human uniqueness and shows us the extraordinary ability of our ancient ancestors to create cultures.

C  Although we know that Homo sapiens and Pan Troglodytes have coexisted for hundreds of millennia and their genetic similarities surpass 98 per cent, we still knew next to nothing about chimpanzee behaviour in the wild until 40 years ago. All this began to change in the 1960s when Toshisada Nishida of Kyoto University in Japan and renowned British primatologist Jane Goodall launched their studies of wild chimpanzees at two field sites in Tanzania. (Goodall’s research station at Gombe—the first of its kind—is more famous, but Nishida’s site at Mahale is the second oldest chimpanzee research site in the world.)

D During these primary studies, as the chimpanzees became more and more accustomed to close observation, the remarkable discoveries emerged. Researchers witnessed a variety of unexpected behaviours, ranging from fashioning and using tools, hunting, meat eating, food sharing to lethal fights between members of neighbouring communities.

E  In 1973, 13 forms of tool use and 8 social activities which appeared to differ between the Gombe chimpanzees and chimpanzee species elsewhere were recorded by Goodall. She speculated that some variations shared what she referred to as a ‘cultural origin’. But what exactly did Goodall mean by ‘culture’? According to the Oxford Encyclopedic English Dictionary, culture is defined as ‘the customs. . .and achievements of a particular time or people.’ The diversity of human cultures extends from technological variations to marriage rituals, from culinary habits to myths and legends. Of course, animals do not have myths and legends, but they do share the capacity to pass on behavioural traits from one generation to another, not through their genes but via learning. From biologists’ view, this is the fundamental criterion for a cultural trait—something can be learnt by observing the established skills of others and then passed on to following generations.

What are the implications for chimpanzees themselves? We must place a high value upon the tragic loss of chimpanzees, who are decimated just when finally we are coming to appreciate these astonishing animals more completely. The population of chimpanzees has plummeted and continued to fall due to illegal trapping, logging and, most recently, the bushmeat trade within the past century. The latter is particularly alarming because logging has driven roadways, which are now used to ship wild animal meat—including chimpanzee meat to consumers as far afield as Europe, into forests. Such destruction threatens not only the animals themselves but also a host of fascinatingly different ape cultures.

However, the cultural richness of the ape may contribute to its salvation. For example, the conservation efforts have already altered the attitudes of some local people. After several organisations showed videotapes illustrating the cognitive prowess of chimpanzees, one Zairian viewer was heard to exclaim, ‘Ah, this ape is so like me, I can no longer eat him.’

H  How did an international team of chimpanzee experts perform the most comprehensive survey of the animals ever attempted? Although scientists have been delving into chimpanzee culture for several decades, sometimes their studies contained a fatal defect. So far, most attempts to document cultural diversity among chimpanzees have solely relied upon officially published accounts of the behaviours reported at each research site. But this approach probably neglects a good deal of cultural variation for three reasons.

I  First, scientists normally don’t publish an extensive list of all the activities they do not see at a particular location. Yet this is the very information we need to know—which behaviours were and were not observed at each site. Second, there are many reports describing chimpanzee behaviours without expressing how common they are; without this information, we can’t determine whether a particular action was a transient phenomenon or a routine event that should be considered part of its culture. Finally, researchers’ description of potentially significant chimpanzee behaviours often lacks sufficient detail, which makes it difficult for scientists from other spots to report the presence or absence of the activities.

To tackle these problems, my colleague and I determined to take a new approach. We asked field researchers at each site to list all the behaviours which they suspected were local traditions. With this information, we assembled a comprehensive list of 65 candidates for cultural behaviours.

Then we distributed our list to team leaders at each site. They consulted with their colleagues and classified each behaviour regarding its occurrence or absence in the chimpanzee community. The major brackets contained customary behaviour (occurs in most or all of the able-bodied members of at least one age or sex class, such as all adult males), habitual (less common than customary but occurs repeatedly in several individuals), present (observed at the site but not habitual), absent (never seen), and unknown.

Questions 14-18: Which paragraph contains the following information?

14.an approach to research on chimpanzees’ culture that is only based on official sources

15. mention of a new system designed by two scientists who aim to solve the problem

16.reasons why previous research on ape culture is problematic

17.new classification of data observed or collected

18. an example showing that the cultural traits of chimpanzees can lead to a change in local people’s attitude towards their preservation

Questions 19-23: TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN

19. The research found that scientists can make chimpanzees possess the same complex culture as human beings.

20. Humans and apes lived together long time ago and shared most of their genetic substance.

21. Even Toshisada Nishida and Jane Goodall’s beginning studies observed many surprising features of civilised behaviours among chimpanzees.

22. Chimpanzees, like humans, have the ability to deliver cultural behaviours mostly from genetic inheritance.

23. For decades, researchers have investigated chimpanzees by data obtained from both unobserved and observed approaches.

Questions 24-27: Choose NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER from the passage for each answer. 

24. When did the unexpected discoveries of chimpanzee behaviour start?

25. Which country is the researching site of Toshisada Nishida and Jane Goodall?

26. What did the chimpanzee have to get used to in the initial study?

27. What term did Jane Goodall suggest to describe chimpanzees in different regions using different tools in 1973?

 

Nghiên cứu về Văn hóa loài Tinh tinh

A  Sau khi nghiên cứu những điểm tương đồng giữa tinh tinh và con người trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng những sự giống nhau này sâu sắc hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu của bất kỳ ai trong thập kỷ gần đây. Ví dụ, hành động tách vỡ vỏ hạt được quan sát thấy ở Rừng Tai không chỉ là hành vi đơn giản của loài tinh tinh, mà là một sự thích nghi cá biệt chỉ có thể tìm thấy ở khu vực cụ thể đó tại châu Phi, cũng là đặc điểm được các nhà sinh vật học coi là một biểu hiện của văn hóa tinh tinh. Các nhà nghiên cứu này thường trích dẫn từ ‘văn hóa’ để mô tả các hành vi cơ bản của động vật, giống như giọng hót theo từng vùng của các loài chim biết hót khác nhau, nhưng thực ra các tập tính văn hóa phong phú và đa dạng có ở tinh tinh được xếp hạng thứ hai về mức độ phức tạp chỉ sau con người.

B  Trong hai năm vừa qua, nhóm nghiên cứu chính về tinh tinh đã cộng tác ở quy mô chưa từng có và ghi lại một số mô hình văn hóa khác biệt, từ cách sử dụng các công cụ đến các hình thức giao tiếp và thói quen xã hội của chúng. Bức ảnh về tinh tinh đang gây chú ý gần đây ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của con người về những sinh vật đáng kinh ngạc này. Nó cũng làm thay đổi quan niệm của chúng ta về tính độc nhất của loài người và cho thấy khả năng phi thường từ tổ tiên xa xưa của chúng ta trong việc tạo ra các nền văn hóa.

C  Mặc dù chúng ta đều biết rằng Homo sapiens và Pan Troglodytes đã cùng tồn tại qua hàng trăm thiên niên kỷ và sự tương đồng về di truyền giữa cả hai vượt quá 98%, cho đến tận 40 năm trước chúng ta vẫn chưa biết gì về hành vi của tinh tinh trong tự nhiên. Tất cả bắt đầu thay đổi vào những năm 1960 khi Toshisada Nishida của Đại học Kyoto, Nhật Bản và nhà linh trưởng học nổi tiếng người Anh Jane Goodall tiến hành các nghiên cứu của họ về tinh tinh hoang dã tại hai khu vực nghiên cứu ở Tanzania. (Trạm nghiên cứu của Goodall tại Gombe – trạm đầu tiên thuộc loại này – nổi tiếng hơn, nhưng địa điểm của Nishida tại Mahale là khu vực nghiên cứu tinh tinh lâu đời thứ hai trên thế giới.)

D  Trong những nghiên cứu sơ khai này, khi tinh tinh trở nên quen với việc quan sát ở khoảng cách gần, những khám phá đáng chú ý đã xuất hiện. Các nhà nghiên cứu đã chứng kiến được nhiều hành vi bất ngờ khác nhau, từ việc tạo hình và sử dụng công cụ, săn bắt, ăn thịt, chia sẻ thức ăn cho đến những cuộc chiến sống còn giữa các thành viên từ các cộng đồng lân cận.

E  Năm 1973, Goodall đã ghi nhận được 13 hình thức sử dụng công cụ và 8 hoạt động xã hội có sự khác biệt giữa tinh tinh Gombe và các loài tinh tinh từ những nơi khác. Cô suy đoán rằng một số biến thể của chúng có chung những điểm cô gọi là ‘nguồn gốc văn hóa’. Nhưng Goodall muốn nói chính xác điều gì khi nhắc đến ‘văn hóa’? Theo Từ điển tiếng Anh Bách khoa toàn thư Oxford, văn hóa được định nghĩa là ‘tập tục… . và thành tựu đạt được ở một thời điểm hoặc con người cụ thể.’ Sự đa dạng của văn hóa loài người trải dài từ những biến đổi kỹ thuật công nghệ đến nghi lễ hôn nhân, từ tập quán ẩm thực đến huyền thoại và truyền thuyết. Tất nhiên, động vật không có huyền thoại và truyền thuyết, nhưng chúng có chung khả năng truyền các đặc điểm hành vi từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phải thông qua hệ gen của chúng mà thông qua quá trình học tập. Theo quan điểm của các nhà sinh vật học, đây là tiêu chí cơ bản cho một đặc điểm văn hóa – điều có thể học được bằng cách quan sát các kỹ năng đã được thiết lập của đồng loại và sau đó truyền lại cho các thế hệ kế tiếp.

F  Các tác động đối với chính bản thân tinh tinh là gì? Chúng ta cần đánh giá cao sự mất mát to lớn của tinh tinh, những con đã bị tàn sát ngay khi chúng ta đang dần tiến tới sự ghi nhận về những con vật đáng kinh ngạc này một cách đầy đủ hơn. Số lượng tinh tinh đã giảm mạnh và tiếp tục giảm do nạn đánh bẫy bất hợp pháp, khai thác gỗ và gần đây nhất là hoạt động buôn bán thịt thú rừng trong thế kỷ qua. Điều thứ hai là đặc biệt đáng báo động vì việc khai thác gỗ đã dẫn tới sự phát triển các con đường, hiện được sử dụng để vận chuyển thịt động vật hoang dã vào rừng – bao gồm cả thịt tinh tinh tới người tiêu dùng ở tận châu Âu. Sự tàn phá như vậy không chỉ đe dọa bản thân các loài động vật mà còn đến hàng loạt các nền văn hóa loài vượn phong phú khác.

G  Tuy nhiên, sự phong phú về văn hóa của loài vượn có thể góp phần vào việc bảo vệ chính chúng. Ví dụ, các nỗ lực bảo tồn đã làm thay đổi thái độ của một bộ phận người dân địa phương. Sau khi một số tổ chức chiếu các đoạn video minh họa năng lực nhận thức của tinh tinh, một người xem ở Zaire đã thốt lên: ‘Ồ, con vượn này giống tôi quá, tôi không thể ăn thịt nó nữa.’

H  Làm thế nào mà một nhóm chuyên gia quốc tế về tinh tinh đã thực hiện được cuộc khảo sát toàn diện nhất từ trước tới nay về loài động vật này? Mặc dù các nhà khoa học đã tìm hiểu sâu về văn hóa tinh tinh trong vài thập kỷ, nhưng đôi khi các nghiên cứu của họ mắc một thiếu sót nghiêm trọng. Cho đến nay, hầu hết các nỗ lực ghi nhận sự đa dạng văn hóa giữa các loài tinh tinh chỉ đơn thuần dựa vào các tài liệu được công bố chính thức về các hành vi được báo cáo tại mỗi khu vực nghiên cứu. Nhưng cách tiếp cận này có thể bỏ qua rất nhiều điểm quan trọng của sự biến đổi văn hóa vì ba lý do.

I  Thứ nhất, các nhà khoa học thường không thể công bố một danh sách đủ bao quát tất cả các hoạt động mà họ không nhìn thấy tại một địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, đây lại là thông tin chúng ta cần biết – những hành vi nào đã được và không được quan sát ở mỗi địa điểm. Thứ hai, có nhiều báo cáo diễn tả các hành vi của tinh tinh mà không mô tả mức độ phổ biến của chúng; Nếu không có thông tin này, chúng ta không thể xác định liệu một hành động cụ thể chỉ là một hiện tượng nhất thời hay một sự kiện thường xuyên để có thể được coi là một phần văn hóa của chúng. Cuối cùng, mô tả của các nhà nghiên cứu về các hành vi có tiềm năng quan trọng của tinh tinh thường thiếu độ chi tiết cần thiết, điều này gây khó khăn cho các nhà khoa học từ các địa điểm khác trong việc báo cáo về sự hiện diện hay thiếu vắng các hoạt động tương tự.

J  Để giải quyết những vấn đề này, tôi cùng đồng nghiệp đã quyết định thực hiện một phương pháp mới. Chúng tôi yêu cầu các nhà nghiên cứu thực địa tại mỗi địa điểm liệt kê tất cả các hành vi mà họ nghi ngờ là tập quán bản địa. Từ các thông tin này, chúng tôi đã tập hợp được một danh sách đầy đủ gồm 65 ứng cử viên cho các hành vi văn hóa.

Sau đó, chúng tôi phân phát danh sách của mình cho các trưởng nhóm tại mỗi địa điểm. Họ đã tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và phân loại từng hành vi theo sự xuất hiện hoặc thiếu vắng của chúng trong cộng đồng tinh tinh. Các nhóm chính bao gồm hành vi tập quán (diễn ra ở hầu hết hoặc tất cả các thành viên khỏe mạnh thuộc ít nhất một độ tuổi hoặc giới tính, chẳng hạn như tất cả con đực trưởng thành), thói quen (ít phổ biến hơn tập quán nhưng xảy ra có tính chất lặp lại ở một số cá thể), có xuất hiện (quan sát thấy trong khu vực nhưng không phải thói quen), thiếu vắng (không bao giờ quan sát thấy), và không xác định.

 

Câu hỏi 14-18: Đoạn văn nào chứa những thông tin sau đây?

14. Một phương pháp nghiên cứu về văn hóa của tinh tinh chỉ dựa trên các nguồn chính thức

15. Đề cập đến một hệ thống mới được thiết kế bởi hai nhà khoa học nhằm giải quyết vấn đề

16. Lý do tại sao nghiên cứu trước đây về văn hóa vượn có vấn đề

17. Phân loại mới về dữ liệu được quan sát hoặc thu thập

18. Một ví dụ cho thấy những đặc điểm văn hóa của tinh tinh có thể dẫn đến sự thay đổi thái độ của người dân địa phương đối với việc bảo tồn chúng

Câu hỏi 19-23: TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN

19. Nghiên cứu cho thấy các nhà khoa học có thể làm cho tinh tinh sở hữu văn hóa phức tạp giống như con người.

20. Người và vượn người đã sống cùng nhau từ lâu trước đây và có chung hầu hết các tính chất di truyền.

21. Ngay cả những nghiên cứu ban đầu của Toshisada Nishida và Jane Goodall đã quan sát thấy nhiều đặc điểm đáng ngạc nhiên về các hành vi văn minh giữa các loài tinh tinh.

22. Tinh tinh, giống như con người, có khả năng truyền đạt các hành vi văn hóa chủ yếu là nhờ di truyền.

23. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã điều tra loài tinh tinh bằng dữ liệu thu được từ cả phương pháp tiếp cận không quan sát và quan sát.

Câu hỏi 24-27: Chọn KHÔNG QUÁ HAI TỪ VÀ/HOẶC MỘT SỐ từ bài đọc cho mỗi câu trả lời. 

  1. Những khám phá bất ngờ về hành vi của tinh tinh bắt đầu vào thời điểm nào?
  2. Địa điểm nghiên cứu của Toshisada Nishida và Jane Goodall là quốc gia nào?
  3. Tinh tinh phải làm quen với điều gì trong nghiên cứu ban đầu?
  4. Jane Goodall đã đề xuất thuật ngữ nào để mô tả những con tinh tinh ở các vùng khác nhau sử dụng các công cụ khác nhau vào năm 1973?

 

14. H 15. J 16. I 17. K 18. G
19. NOT GIVEN 20. TRUE 21. TRUE 22. FALSE 23. FALSE
24. the 1960s 25. Tanzania 26. close observation 27. cultural origin