Education Philosophy

99,000

Education Philosophy
Education Philosophy

99,000

  • Chúng tôi chấp nhận các phương thức thanh toán sau đây: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt.
    Chúng tôi sẽ không thu thêm phí cho bất kỳ hình thức thanh toán nào.
  • Đối với sản phẩm có giá: Sau khi chúng tôi ghi nhận thông tin đã thanh toán sản phẩm của bạn, sản phẩm sẽ được mở khóa và bạn có thể xem trực tiếp và tải tài liệu sản phẩm.
  • Đối với thành viên trả phí: Bạn có thể mua và thanh toán sản phẩm với giá 0đ để tải tài liệu sản phẩm.
  • Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ mở khóa sản phẩm sớm nhất.
  • Nếu bạn gặp vấn đề về sản phẩm của chúng tôi trong thời gian sử dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ xử lý sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết

Education Philosophy

 Although we lack accurate statistics about child mortality in the pre-industrial period, we do have evidence that in the 1660s, the mortality rate for children who died within 14 days of birth was as much as 30 per cent. Nearly all families suffered some premature death. Since all parents expected to bury some of their children, they found it difficult to invest in their newborn children. Moreover, to protect themselves from the emotional consequences of children’s death, parents avoided making any emotional commitment to an infant. It is no wonder that we find mothers leaving their babies in gutters or referring to the death in the same paragraph as a reference to pickles.

The 18th century witnessed the transformation from an agrarian economy to an industrial one – one of the vital social changes taking place in the Western world. An increasing number of people moved from their villages and small towns to big cities where life was quite different. Social supports which had previously existed in smaller communities were replaced by ruthless problems such as poverty, crime, substandard housing and disease. Due to the need for additional income to support the family, young children from the poorest families were forced into early employment and thus their childhood became painfully short. Children as young as 7 might be required to work full-time, subjected to unpleasant and unhealthy circumstances, from factories to prostitution. Although such a role has disappeared in most wealthy countries, the practice of childhood employment still remains a staple in underdeveloped countries and has rarely disappeared entirely.

The lives of children underwent a drastic change during the 1800s in the United States. Previously, children from both rural and urban families were expected to participate in everyday labour due to the bulk of manual hard work. Nevertheless, thanks to the technological advances of the mid-1800s, coupled with the rise of the middle class and redefinition of roles of family members, work and home became less synonymous over time. People began to purchase toys and books for their children. When the country depended more upon machines, children in rural and urban areas were less likely to be required to work at home. Beginning from the Industrial Revolution and rising slowly over the course of the 19th century, this trend increased exponentially after the Civil War. John Locke, one of the most influential writers of his period, created the first clear and comprehensive statement of the ‘environmental position’ that family education determines a child’s life, and via this, he became the father of modern learning theory. During the colonial period, his teachings about child care gained a lot of recognition in America.

D  According to Jean Jacques Rousseau, who lived in an era of the American and French Revolution, people were ‘noble savages’ in the original state of nature, meaning they were innocent, free and uncorrupted. In 1762, Rousseau wrote a famous novel – Emile – to convey his educational philosophy through a story of a boy’s education from infancy to adulthood. This work was based on his extensive observation of children and adolescents, their individuality, his developmental theory and on the memories of his own childhood. He contrasted children with adults and described their age-specific characteristics in terms of historical perspective and developmental psychology. Johan Heinrich Pestalozzi, living during the early stages of the Industrial Revolution, sought to develop schools to nurture children’s all-round development. He agreed with Rousseau that humans were naturally good but were spoiled by a corrupt society. His approach to teaching consisted of both general and specific methods, and his theory was based upon establishing an emotionally healthy and homelike learning environment, which had to be in place before more specific instruction occurred.

One of the best-documented cases of Pestalozzi’s theory concerned a so-called feral child named Victor, who was captured in a small town in the south of France in 1800. Prepubescent, mute, naked, and perhaps 11 or 12 years old, Victor had been seen foraging for food in the gardens of the locals in the area, and sometimes accepted people’s direct offers of food before his final capture. Eventually, he was brought to Paris and expected to answer some profound questions about the nature of humanity, but that goal was quashed very soon. A young physician, Jean Marc Gaspard Itard, was optimistic about the future of Victor and initiated a five-year education plan to civilise him and teach him to speak. With a subsidy from the government, Itard recruited a local woman called Madame Guerin to assist him to provide a semblance of a home for Victor, and he spent an enormous amount of time and effort working with Victor. Itard’s goal to teach Victor the basics of speech could never be fully achieved, but Victor had learnt some elementary forms of communication.

Although other educators were beginning to recognise the simple truth embedded in Rousseau’s philosophy, it is not enough to identify the stages of children’s development alone. There must be specific education geared towards those stages.One of the early examples was the invention of kindergarten, which was a word and a movement created by a German-born educator, Friedrich Froebel, in 1840. Froebel placed a high value on the importance of play in children’s learning. His invention would spread around the world eventually in a variety of forms. Froebel’s ideas were inspired through his cooperation with Johann Heinrich Pestalozzi. Froebel didn’t introduce the notion of kindergarten until he was 58 years old, and he had been a teacher for four decades. The notion was a haven and a preparation for children who were about to enter the regimented educational system. The use of guided or structured play was a cornerstone of his kindergarten education because he believed that play was the most significant aspect of development at this time of life. Play served as a mechanism for a child to grow emotionally and to achieve a sense of self-worth. Meanwhile, teachers served to organise materials and a structured environment in which each child, as an individual, could achieve these goals. When Froebel died in 1852, dozens of kindergartens had been created in Germany. Kindergartens began to increase in Europe, and the movement eventually reached and flourished in the United States in the 20th century.

 

Questions 1-4: Choose the correct heading for paragraphs A and C-E from the list of headings below.

1. Paragraph A

Example:    Paragraphs B——ii

2.Paragraph C

3. Paragraph D

4. Paragraph E

List of Headings

  1. The evolution and development of educational concepts of different thinkers
  2. Why children had to work to alleviate the burden on family
  3. Why children are not highly valued
  4. An explanation for children dying in hospital at an early age
  5. The first appearance of modern educational philosophy
  6. The application of a creative learning method on a wild child
  7. The emergence and spread of the notion of kindergarten

Questions 5-8: Match each event with the correct date, A, B or C. NB You may use any letter more than once.

List of Dates

  1. the 18th century (1700-1799)
  2. the 19th century (1800-1899)
  3. the 20th century (1900-1999)
5. the need for children to work

6. the rise of the middle class

7. the emergence of a kindergarten

8. the spread of kindergartens around the U.S.

Questions 9-13: Match each opinion or deed with the correct person, A, B, C or D. NB You may use any letter more than once.

List of People

  1. Jean Jacques Rousseau
  2. Johan Heinrich Pestalozzi
  3. Jean Marc Gaspard Itard
  4. Friedrich Froebel
9. was not successful in proving a theory

10. observed children’s records

11. suggested a setting for study which prioritized emotional comfort

12. proposed that corruption was not a characteristic of people’s nature

13. was responsible for an increase in the number of a type of school

 

Triết lý giáo dục

Mặc dù thiếu những số liệu thống kê chính xác về tỷ lệ tử vong ở trẻ em trong thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng chúng ta có bằng chứng rằng vào những năm 1660, tỷ lệ tử vong ở trẻ em trong vòng 14 ngày sau khi sinh là 30%. Gần như ở tất cả các gia đình đều xuất hiện những trường hợp chết yểu. Do tất cả các bậc cha mẹ đều chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ phải chôn cất một vài đứa con, họ cảm thấy khó có thể đầu tư quá nhiều cho những đứa trẻ mới sinh. Hơn nữa, để tự bảo vệ mình khỏi những hậu quả tinh thần từ cái chết của những đứa trẻ, cha mẹ thường tránh không để phát sinh cảm xúc gắn kết nào với trẻ sơ sinh. Không có gì lạ khi chúng ta thấy các bà mẹ bỏ con trong máng nước hoặc đề cập đến cái chết khi đang nói về món dưa muối.

B  Thế kỷ 18 chứng kiến sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp – một trong những thay đổi xã hội quan trọng diễn ra ở thế giới phương Tây. Ngày càng có nhiều người di cư từ các ngôi làng và thị trấn nhỏ đến các thành phố lớn, nơi cuộc sống khác biệt khá nhiều. Các hỗ trợ xã hội trước đây tồn tại trong các cộng đồng nhỏ đã bị thay thế bởi các vấn đề tệ nạn như nghèo đói, tội phạm, nhà ở không đủ tiêu chuẩn và bệnh tật. Do cần có thêm thu nhập để giúp đỡ cho gia đình, trẻ em từ các gia đình nghèo nhất bị buộc phải đi làm sớm, do vậy tuổi thơ của chúng trở nên thiếu thốn khó khăn. Trẻ em dưới 7 tuổi có thể phải làm việc toàn thời gian, chịu đựng điều kiện sống bất hạnh và thiếu lành mạnh, từ trong nhà máy đến công việc mại dâm. Mặc dù vai trò như vậy đã biến mất ở hầu hết các nước giàu có, nhưng tình trạng sử dụng lao động trẻ em vẫn là một vấn đề lớn ở các nước kém phát triển và gần như không thể biến mất hoàn toàn.

Điều kiện sống của trẻ em đã trải qua một giai đoạn thay đổi mạnh mẽ trong suốt những năm 1800 ở Hoa Kỳ. Trước đó, trẻ em từ các gia đình nông thôn và thành thị đều phải tham gia lao động hàng ngày do số lượng lớn các công việc chân tay nặng nhọc. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ công nghệ những năm giữa thập niên 1800, cùng với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và việc xác định lại vai trò của các thành viên trong gia đình, công việc và gia đình dần trở nên ít liên hệ mật thiết hơn theo thời gian. Mọi người bắt đầu mua đồ chơi và sách cho con cái của họ. Khi đất nước phụ thuộc nhiều hơn vào máy móc, trẻ em ở nông thôn và thành thị có xu hướng ít phải làm việc ở nhà hơn. Khởi đầu từ Cách mạng Công nghiệp và diễn ra chậm chạp trong giai đoạn thế kỷ 19, xu hướng này đã tăng lên theo cấp số nhân sau Nội chiến. John Locke, một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất trong thời kỳ của ông, đã đưa ra nhận định rõ ràng và toàn diện đầu tiên về ‘vai trò của môi trường sống’ rằng giáo dục gia đình quyết định cuộc đời của một đứa trẻ, và nhờ đó, ông trở thành cha đẻ của lý thuyết học tập hiện đại. Trong thời kỳ thuộc địa, các bài giảng của ông về việc chăm sóc trẻ em đã được thừa nhận rộng rãi ở Mỹ.

Theo Jean Jacques Rousseau, người đã sống qua thời kỳ của Cách mạng Mỹ và Pháp, con người là ‘những kẻ hoang dã đáng quý’ trong trạng thái nguyên thủy của tự nhiên, nghĩa là họ ngây thơ, tự do và chưa bị tha hóa. Vào năm 1762, Rousseau đã viết một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng – Emile – để truyền tải triết lý giáo dục của ông thông qua câu chuyện về quá trình giáo dục của một cậu bé từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Tác phẩm này dựa trên quan sát sâu rộng của ông về trẻ em và thanh thiếu niên, những đặc điểm mang tính cá nhân của chúng, lý thuyết được phát triển của ông và những ký ức thời thơ ấu của chính ông. Ông so sánh sự khác biệt giữa trẻ em với người lớn và mô tả đặc trưng về lứa tuổi nhất định của chúng dưới góc độ lịch sử và phát triển tâm lý. Johan Heinrich Pestalozzi, người sống trong giai đoạn đầu của Cách mạng Công nghiệp, đã cố gắng phát triển hệ thống các trường học để nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện ở trẻ em. Ông đồng ý với Rousseau rằng con người về bản chất là tốt nhưng lại bị hư hỏng bởi một xã hội tệ hại. Phương pháp giảng dạy của ông bao gồm cả phương pháp khái quát và cụ thể, và lý thuyết của ông dựa trên việc thiết lập một môi trường học tập lành mạnh về mặt cảm xúc và giống như ở nhà, điều đó phải được thực hiện trước khi tiến hành những chỉ dẫn cụ thể hơn.

E  Một trong những trường hợp được ghi chép lại tiêu biểu nhất theo lý thuyết của Pestalozzi được gọi là đứa trẻ nổi loạn tên là Victor, bị bắt tại một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Pháp vào năm 1800. Trước tuổi dậy thì, cậu bị câm, không mặc quần áo, và có lẽ vào năm 11 hoặc 12 tuổi, Victor bị phát hiện đang lục lọi tìm thức ăn tại các khu vườn của người dân trong vùng, và đôi khi chấp nhận làm theo lời sai khiến của người khác để đổi lấy thức ăn trước khi bị bắt. Cuối cùng, cậu được đưa đến Paris với hy vọng sẽ giúp trả lời một số câu hỏi sâu sắc về bản chất của con người, nhưng mục tiêu đó đã sớm bị dập tắt. Một bác sĩ trẻ, Jean Marc Gaspard Itard, người rất lạc quan về tương lai của Victor và đã khởi xướng một dự án giáo dục kéo dài 5 năm nhằm giáo dưỡng và dạy cậu ta nói. Với một khoản trợ cấp từ chính phủ, Itard đã tuyển một phụ nữ địa phương tên là Madame Guerin để giúp đỡ anh chuẩn bị một ngôi nhà tươm tất cho Victor, anh đã dành rất nhiều thời gian và công sức để làm việc với Victor. Mục tiêu của Itard là dạy cho Victor khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ bản có thể không bao giờ đạt được trọn vẹn, nhưng Victor đã học được một số cách thức giao tiếp đơn giản.

F  Mặc dù các nhà giáo dục khác đã bắt đầu nhận ra chân lý đơn giản ẩn trong triết lý của Rousseau, nhưng chỉ riêng việc xác định các giai đoạn phát triển của trẻ em thì chưa đủ. Phải có môi trường giáo dục cụ thể để thúc đẩy các giai đoạn đó. Một trong những ví dụ sớm nhất là sự ra đời của trường mẫu giáo, đó là một từ và một trào lưu được tạo ra bởi một nhà giáo dục người Đức, Friedrich Froebel, vào năm 1840. Froebel đánh giá cao tầm quan trọng của việc vui chơi trong quá trình học tập của trẻ em. Sáng kiến của ông cuối cùng đã lan rộng khắp thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau. Ý tưởng của Froebel được truyền cảm hứng thông qua sự cộng tác của ông với Johann Heinrich Pestalozzi. Froebel chỉ cho ra mắt khái niệm về trường mẫu giáo khi ông đã 58 tuổi, và lúc đó ông đã là một nhà giáo trong vòng bốn thập kỷ. Khái niệm này là nơi trú ẩn và là sự chuẩn bị cho những đứa trẻ sắp bước vào hệ thống giáo dục có tổ chức. Việc áp dụng vui chơi có chỉ dẫn hoặc có cấu trúc là nền tảng trong phương pháp giáo dục mẫu giáo của Froebel vì ông tin rằng vui chơi là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển tại thời điểm này của cuộc đời. Vui chơi là một cơ chế để trẻ phát triển về mặt cảm xúc và thu nhận được cảm giác về giá trị bản thân. Trong khi đó, các giáo viên làm nhiệm vụ soạn thảo các tài liệu và một môi trường có cấu trúc để trong đó mỗi đứa trẻ, với tư cách là một cá nhân, có thể đạt được những mục tiêu này. Khi Froebel qua đời vào năm 1852, hàng chục trường mẫu giáo đã được thành lập ở Đức. Số lượng các trường mẫu giáo bắt đầu gia tăng ở châu Âu, và phong trào này cuối cùng đã lan đến Mỹ rồi phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 20.

Câu hỏi 1-4: Chọn tiêu đề chính xác cho đoạn A và C-E từ danh sách các tiêu đề bên dưới.

1. Đoạn A

Ví dụ:    Đoạn B —— ii

2. Đoạn C

3. Đoạn D

4. Đoạn E

Danh sách các tiêu đề

  1. Sự tiến hóa và phát triển các khái niệm giáo dục của các nhà tư tưởng khác nhau
  2. Lý do tại sao trẻ em phải làm việc để giảm bớt gánh nặng cho gia đình
  3. Tại sao trẻ em không được coi trọng
  4. Lời giải thích cho việc trẻ em chết trong bệnh viện khi còn nhỏ
  5. Sự xuất hiện lần đầu của triết lý giáo dục hiện đại
  6. Việc áp dụng phương pháp học tập sáng tạo trên một đứa trẻ hoang
  7. Sự xuất hiện và lan rộng của khái niệm trường mẫu giáo

Câu hỏi 5-8: Ghép từng sự kiện với thời điểm chính xác, A, B hoặc C. NB Bạn có thể sử dụng bất kỳ chữ cái nào nhiều hơn một lần.

Danh sách các thời điểm

  1. thế kỷ 18 (1700-1799)
  2. thế kỷ 19 (1800-1899)
  3. thế kỷ 20 (1900-1999)
5. nhu cầu trẻ em làm việc

6. sự gia tăng của tầng lớp trung lưu

7. sự xuất hiện của một trường mẫu giáo

8. sự lan rộng của các trường mẫu giáo trên khắp nước Mỹ

Câu hỏi 9-13: Ghép mỗi ý kiến hoặc hành động với đúng người, A, B, C hoặc D. NB Bạn có thể sử dụng bất kỳ chữ cái nào nhiều hơn một lần.

Danh sách người

  1. Jean-Jacques Rousseau
  2. Johan Heinrich Pestalozzi
  3. Jean Marc Gaspard Itard
  4. Friedrich Froebel
9. không thành công trong việc chứng minh một lý thuyết

10. quan sát các ghi chép về trẻ em

11. đề xuất một bối cảnh nghiên cứu trong đó ưu tiên sự thoải mái về tinh thần

12. cho rằng sự tha hóa không phải là một đặc điểm của bản chất con người

13. chịu trách nhiệm về sự gia tăng số lượng một loại trường học

 

1. iii 2. v 3. i 4. vi 5. A 6. B 7. B
8. C 9. C 10. A 11. B 12. A 13. D